17/03/2018 10:36 GMT+7

Binh đoàn Hồi giáo trên mạng tung tin giả gây kích động ở Indonesia

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Tại Indonesia, nhiều tổ chức mà đặc biệt là Binh đoàn Hồi giáo trên mạng (MCA) tung tin giả nhằm kích động thù hằn và bất ổn xã hội, nhất là khi nước này sắp bước vào cuộc bầu cử.

Binh đoàn Hồi giáo trên mạng tung tin giả gây kích động ở Indonesia - Ảnh 1.

Cảnh sát Indonesia đã tiến hành một loạt vụ bắt giữ tội phạm trên mạng trong thời gian gần đây - Ảnh: AFP

Uy tín và hình ảnh chính phủ khoan dung, chế độ đa nguyên của Indonesia đã bị thách thức trong những tháng gần đây bởi các nhóm bảo thủ và cực đoan khai thác phương tiện truyền thông để truyền bá những điều giả dối nhắm vào các cộng đồng thiểu số.

Tin giả kích động đã có từ năm 2014

Đây không phải là lần đầu tiên các tin tức thất thiệt xuất hiện trên mạng tại Indonesia. Năm 2014, trong cuộc bầu cử tổng thống, một chiến dịch quy mô cũng đã được phát động nhằm chống lại ông Joko Widodo - đương kim tổng thống Indonesia.

Một minh chứng rõ nét nhất là cuộc bầu cử thị trưởng Jakarta cuối năm 2016 đầu năm 2017. 

Hàng trăm ngàn người Hồi giáo bảo thủ đã xuống đường, tràn ngập trung tâm thủ đô Jakarta sau khi xuất hiện một video được cắt ghép cho thấy Basuki Tjahaja Purnama, biệt danh Ahok, thị trưởng gốc Hoa theo Công giáo đầu tiên của Jakarta, có những lời lẽ báng bổ kinh Koran.

"Binh đoàn Hồi giáo trên mạng (MCA) đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá các nội dung chống lại ông Ahok và những người không theo Hồi giáo ở Indonesia", ông Savic Ali, người đứng đầu cơ quan truyền thông của Nahdlatul Ulama - tổ chức Hồi giáo ôn hòa lớn nhất Indonesia, cho biết.

Những động thái gần đây của chính phủ cho thấy sự lo ngại của họ trước những ảnh hưởng ngày càng lớn và nguy hại của tin tức giả đối với cuộc bầu cử 2019.

Binh đoàn Hồi giáo trên mạng là gì?

Gần đây, cảnh sát đã triệt thoái và tiến hành khoanh vùng các đối tượng nằm trong một nhóm tự xưng là "Binh đoàn Hồi giáo trên mạng" (MCA), thực chất là một liên kết lỏng lẻo các nhóm khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là chống đối Chính phủ Indonesia và kích động chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram.

Theo các chuyên gia, MCA gồm ít nhất 4 nhóm khác nhau, lan truyền tin giả, tin thất thiệt thông qua các bot tự động, đôi khi tấn công trực tiếp vào các tài khoản của đối tượng.

Hãng thông tấn AFP dẫn nguồn tin từ cảnh sát cho biết hai trong số nhiều tin tức dối trá mà MCA phát tán là chuyện hàng chục giáo sĩ bị những người cánh tả đánh đập và sự trỗi dậy của các đảng phái cộng sản ở Indonesia.

Ông Gatot Eddy Pramono, người đứng đầu bộ phận các vấn đề xã hội của Cảnh sát quốc gia Indonesia, cho biết nhóm này muốn gây bất ổn trong chính phủ và "tạo ra xung đột xã hội".

Hồi tháng trước, Bộ Thông tin truyền thông Indonesia thông báo đã triển khai các phần mềm mới nhằm xác định và loại bỏ tin giả. Trước đó, ông Widodo cũng tuyên bố thành lập cơ quan an ninh mạng mới vào tháng 1-2018.

Tuy nhiên, thực tế cho dù có triệt phá các nhóm như MCA vẫn không thể ngăn được sự lớn mạnh của tin tức giả nếu người dân không phân biệt được đâu là thật đâu là giả. 

Điều đó đồng nghĩa Chính phủ Indonesia nên tích cực tuyên truyền với người dân về cách thức phân biệt song song với các nỗ lực trấn áp các nhóm tin tức giả.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

Theo Hãng tin AFP, đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông Trump tuyên bố "tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ" thực chất là tin giả.

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập và đăng nhập thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thông tin thẻ tín dụng tại bất kỳ đường link theo yêu cầu qua điện thoại, tin nhắn hoặc email không rõ nguồn gốc.

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar