25/09/2020 13:11 GMT+7

'Bình đẳng giới để đưa nam - nữ xích lại gần nhau hơn'

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Anh Nguyễn Đình Thành, đại diện một công ty truyền thông, chia sẻ đàn ông Việt Nam cũng đang chịu sức ép rất lớn, vì "đàn ông không được khóc", phải thành đạt.

Bình đẳng giới để đưa nam - nữ xích lại gần nhau hơn - Ảnh 1.

Dự án " "Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam" kéo dài 4 năm, từ 2020 - 2024 - ẢNH: DƯƠNG LIỄU

Đó là chia sẻ của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp tại lễ khởi động dự án "Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam" do Liên minh Châu Âu EU, OXFAM, CISDOMA tổ chức tại Trường ĐH Hà Nội sáng 25-9. 

'Phụ nữ có con mất hơn 90% cơ hội công việc'

Theo đạo điễn Nguyễn Hoàng Điệp, để thay đổi định kiến giới, trước tiên mỗi người cần nhận thức đúng về bình đẳng giới. "Tôi cũng là phụ nữ, tôi hiểu và chia sẻ những khó khăn của phụ nữ khi tham gia các công việc xã hội. Từ nhỏ, không ai nói tôi phải làm gì, mà tôi chỉ nhìn bà, nhìn mẹ và tự mình nghĩ mình phải thế này, thế kia thì mới đúng là phụ nữ".

"Chính từ gia đình đã nuôi dưỡng định kiến giới. Bình đẳng giới là để nam - nữ xích lại gần nhau hơn, chứ không phải ai cũng là chiến binh để dành chiến thắng trong cuộc chiến bình đẳng", nữ đạo diễn nói.

Bà Nguyễn Thị Cúc Phương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội - chia sẻ bình đẳng giới là một trong tám mục tiêu mà nhân loại hướng đến trong thế kỷ 21. Vai trò của báo chí, truyền thông, quảng cáo… trong nỗ lực rút ngắn khoảng cách giới, hướng đến bình đẳng giới là vô cùng quan trọng.

Mục tiêu Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới 2011 - 2020 của Việt Nam nêu rõ: Đến năm 2015 giảm 60% và đến năm 2020 giảm 80% sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới. Thanh niên, sinh viên là hạt nhân thúc đẩy bình đẳng giới và họ hoàn toàn có thể trở thành những người tiên phong trong thay đổi định kiến giới. 

"Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng các tổ chức và các trường đại học chúng ta sẽ phối hợp chặt chẽ vì mục tiêu chung, đó là thực hiện thành công dự án Thanh niên tham gia giải quyết định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam", bà Phương nói.

Theo ông Lê Văn Thanh, đại diện phái đoàn Liên minh Châu Âu EU, trong các nghiên cứu về việc làm của phái đoàn, phụ nữ khi có con gặp nhiều khó khăn trong việc ứng tuyển. Khi xem xét hồ sơ ứng tuyển, cơ hội phụ nữ có con được nhận sẽ thấp hơn so với các ứng viên khác,  ước tính mất đi hơn 90% cơ hội công việc.

"Việt Nam là nước Á Đông, có những ưu điểm như gắn kết, cần cù, sáng tạo..., tuy nhiên vẫn có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nam giới là yếu tố quan trọng trong thay đổi định kiến giới. Phụ nữ hoàn toàn có thể thành công trong các lĩnh vực mà trước kia chỉ có nam giới, và ngược lại đàn ông cũng có thể làm tốt công việc của nữ giới", ông Thanh nói.

Nam giới cũng là nạn nhân của bình đẳng giới

Anh Nguyễn Đình Thành, đại diện công ty truyền thông tham gia tọa đàm, chia sẻ đàn ông Việt Nam cũng đang chịu sức ép rất lớn, vì "đàn ông không được khóc", phải thành đạt. Sức ép là do văn hóa mình đã được tiếp xúc. Đàn ông cũng là nạn nhân của định kiến giới.

"Thay đổi định kiến về giới cần có thời gian, không nên quá vội vàng. Làm truyền thông cũng vậy, chúng tôi làm quảng cáo để đưa sản phẩm đến với khách hàng. Chúng tôi cần hướng đến thị yếu của khách hàng, bởi vậy nếu khách hàng không thay đổi thì quảng cáo cũng khó để thay đổi", anh Thành chia sẻ.

Dự án "Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam" kéo dài 4 năm và sẽ được triển khai tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

Nhóm mục tiêu của dự án là 1.000 thanh niên ở 5 trường đại học, 20 nhóm thanh niên tại cộng đồng và trong trường đại học cở 3 thành phố, giám đốc điều hành của 50 doanh nghiệp…

1.000 bạn trẻ đến từ 5 trường đại học về báo chí và truyền thông sẽ là hạt nhân tạo ra thay đổi trong nhận thức và hành động về bình đẳng giới trong giới trẻ thông qua chiến dịch truyền thông xã hội do chính các bạn khởi xướng.

Bình đẳng giới ở Việt Nam trong mắt đại sứ Anh

TTO - Hôm nay, Ngày phụ nữ Việt Nam 20-10. Sau một năm ở Việt Nam, tôi muốn chia sẻ với bạn một số góc nhìn của tôi về bình đẳng giới và tại sao tôi cho rằng việc trao quyền cho phụ nữ đóng vai trò quan trọng đối với toàn xã hội, bao gồm cả nam giới.

DƯƠNG LIỄU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Có yếu mệt mới nhận ra những ngày không còn yếu mệt là hạnh phúc đến dường nào.

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Khát khao dấn thân cùng đất nước vươn mình

Lễ tuyên dương chính thức 444 đại biểu toàn quốc dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác 2025 do Trung ương Đoàn tổ chức tại TP.HCM.

Khát khao dấn thân cùng đất nước vươn mình

Giải cứu 5 người đi lạc trong núi sâu đêm mưa

Công an Hà Nội giải cứu thành công nhóm 5 người bị lạc trong núi Hàm Lợn. Thời điểm này trời có mưa, địa hình trơn trượt, dốc cao.

Giải cứu 5 người đi lạc trong núi sâu đêm mưa

Vinamilk tiếp sức các 'búp măng non' tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ 10 đã quy tụ 500 đại biểu thiếu nhi tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu đội viên trên toàn quốc.

Vinamilk tiếp sức các 'búp măng non' tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Cha mẹ và con cái: Để không thành hai đường thẳng song song

Thương con nhưng vẫn giữ suy nghĩ mình cần bảo bọc con, một số phụ huynh cho mình quyền được can thiệp và kiểm soát quá mức đời tư của con.

Cha mẹ và con cái: Để không thành hai đường thẳng song song

Học sinh lớp 2 viết xuất sắc về Bác Hồ, giành giải nhất

Hai giải nhất cá nhân cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ năm học 2024-2025 đã được trao cho Trần Ngọc Kiều My, một học sinh lớp 2 tại Thái Bình và Đinh Diệp Linh, một học sinh lớp 5 tại Hà Nội.

Học sinh lớp 2 viết xuất sắc về Bác Hồ, giành giải nhất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar