23/04/2018 15:04 GMT+7

Biến tướng mại dâm ở Trung Quốc

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Tháng 3-2016, một cô gái bị kẻ lạ mặt tấn công trong một khách sạn rẻ tiền ở Bắc Kinh. Máy ghi hình ở hành lang ghi lại được hình ảnh này. Cảnh sát điều tra và bắt giữ năm nghi can.

Biến tướng mại dâm ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Kiểm tra tiệm matxa có dấu hiệu mại dâm ở Bắc Kinh - Ảnh: Getty Images

Phạm vi riêng tư là không gian cá nhân và quyền tình dục là quyền cá nhân. Chừng nào hoạt động tình dục không làm phương hại đến xã hội hay lợi ích công cộng, đây đơn giản chỉ là vấn đề đạo đức cá nhân và chính quyền không nên can thiệp

Giáo sư THÁI HẠ (ở Trường Đảng trung ương Trung Quốc)

Cảnh sát thông báo đó là một vụ cạnh tranh giữa hai băng bán dâm.

Gái bán hoa trong khách sạn rẻ tiền

Tại , danh thiếp chào mời thường được nhét qua khe cửa các phòng khách sạn, phát trên đường phố hay cài trên kính xe. Giá phục vụ tắm và matxa trong hai tiếng là 600 nhân dân tệ.

Nếu gái là "nhân viên văn phòng" phải tốn 800 nhân dân tệ, còn "người mẫu" 1.000 nhân dân tệ. Khách đồng ý, nửa tiếng sau sẽ có gái đến gõ cửa phòng.

Các băng nhóm mại dâm chia nhau địa bàn và chủ yếu hoạt động trong các khách sạn rẻ tiền. Gái bán dâm thường không biết mặt chủ. Nhóm lái xe chở các cô đến khách sạn và phụ trách luôn khâu bảo vệ. Bọn chăn dắt gái là người trực tiếp giao dịch với khách mua dâm.

Chúng tuyển gái theo hai cách, hoặc tìm người quen biết hoặc rao tuyển người "làm bán thời gian" trên WeChat. Gái bán dâm phải chia tiền với bọn chăn dắt và chủ.

Cảnh sát địa phương giải thích bọn phát danh thiếp chào mời mại dâm thường hành động lén lút nên khó phát hiện. Vả lại có bắt được chúng cũng không có bằng chứng chúng tham gia đường dây mại dâm nên chỉ có thể xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Biện pháp xử phạt như "bắt cóc bỏ đĩa", sau đó chúng lại tiếp tục đi phát danh thiếp.

Trung Quốc kiên quyết dẹp nhà chứa ngay từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới thành lập vào năm 1949.

Đầu thập niên 1960, Trung Quốc tuyên bố xóa bỏ mại dâm. Song đến đầu thập niên 1980, mại dâm hoạt động tăng tốc vào thời điểm ông Đặng Tiểu Bình thực hiện chính sách mở cửa kinh tế.

Báo cáo chính thức đầu tiên của Trung Quốc về nạn mại dâm chỉ được công bố vào tháng 3-1983.

Biến tướng mại dâm ở Trung Quốc - Ảnh 3.

Cảnh sát bắt người mua bán dâm diễu hành ở Thâm Quyến vào tháng 12-2006 - Ảnh: Reuters

Sử dụng công cụ pháp luật để trấn áp

Từ năm 1982, gái mại dâm có thể bị đưa đi trại cải tạo lao động. Bộ luật hình sự năm 1987 đã bắt đầu điều chỉnh vấn đề mại dâm. 

Đến đầu thập niên 1990, Trung Quốc thông qua nhiều đạo luật trấn áp mại dâm, gia tăng xử phạt hành vi mua bán dâm và tổ chức mại dâm, nhất là nạn buôn phụ nữ và trẻ em.

Đến năm 1997, bộ luật hình sự sửa đổi đã tập trung vào người tổ chức mại dâm và tội phạm có tổ chức trong mại dâm. 

Lần đầu tiên người tổ chức mại dâm có tình tiết tăng nặng có thể bị xử tử hình. Điều này cho thấy Trung Quốc muốn trấn áp triệt để đối với người tổ chức mại dâm và xử lý gái mại dâm ngày càng khoan dung hơn.

Để trấn áp mại dâm, chính quyền thường sử dụng các công cụ pháp luật như cảnh sát, tòa án và thường xuyên mở các chiến dịch truy quét rầm rộ.

Sau chiến dịch truy quét các tiệm matxa và vũ trường ở Thâm Quyến vào tháng 12-2006, cảnh sát đã bắt khoảng 100 người mua và bán dâm diễu hành. Loa phóng thanh oang oang danh tính và hành vi phạm tội. Hình ảnh phản cảm này đã gây phẫn nộ trong dư luận.

Ngày 9-2-2014, Đài truyền hình trung ương phát phóng sự các khách sạn ở Đông Quản (tỉnh Quảng Đông) chứa chấp mại dâm. 

Sau đó, cảnh sát mở chiến dịch trấn áp mại dâm trên toàn quốc, phát hiện hơn 1.300 vụ tổ chức, lừa đảo và mua bán dâm, bắt giữ 501 nghi can, phá vỡ 73 băng nhóm, đóng cửa 2.410 địa điểm vi phạm.

Phó chủ tịch UBND thành phố Đông Quản kiêm giám đốc công an Nghiêm Tiểu Khang bị cách chức.

Gái mại dâm "kiên trì" hoạt động

Trên thực tế ở Trung Quốc đại lục, mại dâm ngày càng công khai từ thành thị đến nông thôn. Do pháp luật cấm đoán, mại dâm biến tướng dưới nhiều hình thức.

Ở thành phố, ngoài mại dâm đường phố, gái mại dâm hoạt động trong khách sạn, quán bar, nhà hàng karaoke, thẩm mỹ viện, tiệm matxa.

Ở nông thôn hoặc ngoại ô thành phố, các tiệm cắt tóc được sử dụng làm "bãi đáp". Ngoài ra còn có các cô gái nghèo chuyên bán dâm với giá "bèo" cho người lao động nhập cư.

Mại dâm còn diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi hơn như lập "phòng nhì" (vợ bé) hoặc "gái bao". Khó có số liệu chính xác nhưng chắc chắn hiện tượng này đã bùng nổ trong 10 năm qua. "Gái bao" thường tháp tùng theo các doanh nhân. Trong số này có cả sinh viên nữ.

Phần lớn gái "bán thân nuôi miệng" là dân nhập cư bỏ quê lên thành. Thông thường họ ít học nên kém ý thức về nguy cơ lây bệnh. Điều kiện làm việc, vệ sinh và tình trạng an toàn của họ rất tệ. Do bị phân biệt đối xử, bị xã hội loại trừ, họ rất dễ trở thành nạn nhân bị ngược đãi.

Năm 2013, Liên Hiệp Quốc ước tính có từ 4-10 triệu người hành nghề mại dâm ở Trung Quốc. Theo điều tra, 1/5 số người trưởng thành ở Trung Quốc thừa nhận có trả tiền mua dâm.

Với chính sách một con và chuộng con trai, tình trạng nam thừa nữ thiếu xảy ra. Nhiều thanh niên không thể tìm vợ. Do đó, mại dâm và nạn buôn bán phụ nữ gia tăng.

Dù chính quyền nỗ lực truy quét, mại dâm ở Trung Quốc đã đạt đến mức công nghiệp tình dục, xuất hiện trong mọi tầng lớp xã hội và dẫn đến nhiều vấn nạn xã hội như tội phạm có tổ chức, tham nhũng, bệnh lây lan qua đường tình dục.

Gái mại dâm Hàn Quốc biểu tình

kỳ 5 new ảnh 3 (ảnh box) 4(read-only)

Biểu tình ở Seoul đòi bãi bỏ luật cấm mại dâm ngày 23-9-2015 - Ảnh: EPA

Ngày 24-10-2017 ở Seoul, các cô gái mại dâm lại xuống đường biểu tình đòi bãi bỏ luật cấm mại dâm có hiệu lực năm 2004, tôn trọng nhân quyền và phi hình sự hóa mại dâm. Hoạt động này do Công đoàn người lao động tình dục quốc gia tổ chức.

Trước ở Seoul có tấm biển ghi: "Mại dâm là phạm pháp. Người vi phạm bị phạt 3 triệu won và một năm tù".

Do luật Hàn Quốc cấm mại dâm, mại dâm đã biến tướng dưới nhiều hình thức.

Mại dâm được xem là một phần cuộc sống của giới doanh nhân. Cuối tuần họ đến các phòng matxa ở quận Gangnam hay vào quán karaoke ôm ở khu Apgujeong để tìm gái mại dâm.

______________________________________

Kỳ tới: Mại dâm hoành hành ở Đông Nam Á


HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar