08/07/2023 15:48 GMT+7

Biến trung tâm Hà Nội thành 'thành phố có rừng', được không?

Các chuyên gia, lãnh đạo ngành quy hoạch - kiến trúc Hà Nội nói gì về gợi mở của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trong việc hướng tới một trung tâm Hà Nội là "thành phố có rừng"? Liệu điều này có khả thi?

Những hàng cây xanh được trồng dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng - Ảnh: NAM TRẦN 

Những hàng cây xanh được trồng dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng - Ảnh: NAM TRẦN

Giữa tháng 6-2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Tại cuộc họp, ông Hà gợi mở đối với trung tâm thủ đô, cần nghiên cứu mô hình "nhà xây nén", "đô thị nén" nhưng trong nhà có vườn cây, trong thành phố có rừng

Vậy, gợi mở của Phó thủ tướng có khả thi với tình hình thực tế của trung tâm Hà Nội hiện tại?

Phải phát triển các công viên cây xanh

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng - chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam - cho biết khái niệm có rừng trong nội đô các nước đã làm từ rất lâu, đặc biệt là các nước phát triển, được gọi là "lâm viên" hay rừng trong phố.

"Ví dụ như ở New York, có Central park (công viên trung tâm - PV) là một dạng rừng trong phố, lên tới hàng chục km² nhưng người ta có quy hoạch. Và ở đó người ta có thể đi bộ, đi qua khoảng rừng đó để qua phố khác, rất thân thiện, có thể nhìn thấy sóc, nhím…

Tôi từng qua Mỹ từng được chứng kiến điều đó, đấy là một ao ước bao giờ cũng có trong tôi" - ông Tùng nói.

Những hàng cây xanh tại công viên Thống Nhất - Ảnh: NAM TRẦN

Những hàng cây xanh tại công viên Thống Nhất - Ảnh: NAM TRẦN

Trở lại Hà Nội, ông nêu thực tế hiện nay nội đô Hà Nội không có rừng. Điều bất cập nhất ông Tùng cho rằng cả Hà Nội và TP.HCM đang rất thiếu không gian công cộng. Có chăng chỉ còn lại các công viên lớn như Thảo Cầm Viên hay là Bách Thảo đã được quy hoạch từ rất lâu.

"Nhưng hôm nay, rừng ở trong TP cần phải hiểu như thế nào cho đầy đủ? Tôi cho rằng ở đây là phải phát triển các công viên cây xanh.

Trong lúc đô thị đang phát triển rất ghê gớm, chất tải lên trong lõi đô thị rất nhiều dự án, chung cư, nhà cao tầng. Đây là xu hướng phát triển của thế giới nhưng chúng ta quên đi một điều rằng con người ta sống ở trên các chung cư, tòa nhà đó rất ngột ngạt. Người ta cần không gian xanh bởi đó là lá phổi của TP" - ông Tùng cho hay.

Vì vậy, hiện nay với Hà Nội khu vực nội đô "không thể nào có rừng được", bởi không còn quỹ đất. Có chăng, Hà Nội cần phải tập trung cải tạo nâng cấp 62 công viên.

Biến dọc sông Hồng thành những khoảnh rừng

Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng đánh giá Hà Nội vừa phê duyệt đề án quy hoạch phân khu sông Hồng và quy hoạch phát triển thành phố hai bên bờ sông "là rất tốt".

"Đây là ý tưởng mở ra chúng ra sẽ có rừng trong TP. Những vùng đất bãi đã từng bỏ quên ấy, dọc hơn 40km chạy qua Hà Nội, giờ chúng ta phải quy hoạch chi tiết. Có những vùng đất thì chỉ trồng cây thôi, vừa thoát lũ, vừa tạo thành công viên cảnh quan, và tạo thành khoảnh rừng trong TP. Đan xen các khoảnh rừng là khu nhà ở, công trình kiến trúc theo quy hoạch" - ông Tùng gợi ý.

Để làm được điều này, ông cho rằng ngoài việc bỏ ra một nguồn lực lớn cần phải có quyết tâm chính trị của chính quyền thủ đô, có quyết tâm làm hay không.

Hà Nội sẽ biến dọc sông Hồng thành những khoảnh rừng đan xen khu dân cư? - Ảnh: NAM TRẦN

Hà Nội sẽ biến dọc sông Hồng thành những khoảnh rừng đan xen khu dân cư? - Ảnh: NAM TRẦN

Về gợi mở của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, ông Tùng đánh giá đây là tư tưởng đúng, hợp thời đại, từ biến đổi khí hậu, đại dịch…

Kiến trúc sư Tùng nói thêm: "Khi sông Hồng đã nằm lọt trong TP rồi, Hà Nội sẽ không quay lưng về sông nữa mà ngoảnh mặt ra sông Hồng với rất nhiều cây xanh. Đây là tài sản vô giá cho thế hệ mai sau".

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 8-7, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm cho rằng nội đô Hà Nội hiện nay đã xác định có rất nhiều không gian xanh, thế nhưng không phải là những cánh rừng.

"Nếu như sắp tới Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh... trở thành TP, thì chắc chắn trong TP có rừng. Tôi nghĩ khái niệm này cũng hướng tới việc bảo tồn di sản, chúng ta đừng vì đô thị hóa mà phá rừng đi. Ý nghĩa là bảo tồn chứ không phải là lập mới" - ông Nghiêm nói.

Những hàng cây xanh mướt dọc đại lộ Thăng Long - Ảnh: NAM TRẦN

Những hàng cây xanh mướt dọc đại lộ Thăng Long - Ảnh: NAM TRẦN

Nội đô "lấy đất đâu trồng rừng"?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh - giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội - nói gợi mở của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà là một định hướng. Hà Nội hiện tại có tới 60 - 70% là đất xanh, đương nhiên với những khu vực mới trong đô thị vệ tinh thì chuyện xây dựng TP có rừng là hoàn toàn có thể.

"Tuy nhiên trong khu vực nội đô nếu xây rừng thì đất ở đâu? Vấn đề là mình phải sắp đặt để cho cây rừng vào vị trí thích hợp, chứ không thể lấy đất phố cổ để trồng cây được.

Các công viên như Thống Nhất… cũng không thể hình thành được rừng trong phố, mà đấy là công viên trong phố, mỗi khu vực có một định hướng riêng. Đây là vấn đề bảo đảm tính khả thi chứ không hô khẩu hiệu, đương nhiên vấn đề Hà Nội đang có tỉ trọng 60% đất cây xanh thì việc có rừng trong TP hoàn toàn nằm trong khả năng nghiên cứu của TP" - ông nói.

Vị này cho biết thêm hiện nội đô việc giải quyết một mẩu đường mà đã phải đền bù rất nhiều, nên việc có rừng ở những khu vực này là không hợp lý.

"Nội đô cây xanh nằm trong hệ thống công viên mở, hai bên tuyến đường, chứ làm sao mà có rừng được. Hình thái khu vực nội đô rất đặc trưng và riêng biệt, chứ một khu đất trống hình thành một khu đô thị có rừng dễ hơn rất nhiều" - ông nói thêm.

Nghiên cứu biến trung tâm Hà Nội thành 'thành phố có rừng'

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà gợi mở như vậy tại cuộc họp thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 chiều 13-6.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe hơi lao ngược chiều vun vút trên cao tốc Liên Khương - Prenn Đà Lạt

Cơ quan chức năng lập biên bản xử lý một người đàn ông lái xe ngược chiều lao vun vút trên cao tốc Liên Khương - Prenn Đà Lạt.

Xe hơi lao ngược chiều vun vút trên cao tốc Liên Khương - Prenn Đà Lạt

Sau vụ tai nạn, chủ đầu tư đã lắp vòng xuyến trên đường dẫn lên cao tốc

Sau vụ tai nạn giao thông khiến 4 người bị thương trên đường dẫn lên cao tốc giao với quốc lộ 8C, chủ đầu tư dự án thành phần Hàm Nghi - Vũng Áng đã triển khai lắp vòng xuyến tại ngã tư để hạn chế tai nạn.

Sau vụ tai nạn, chủ đầu tư đã lắp vòng xuyến trên đường dẫn lên cao tốc

Cảnh cáo nguyên phó giám đốc sở liên quan sai phạm dự án điện gió

Liên quan các sai phạm dự án điện gió, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông đã kỷ luật cảnh cáo nguyên phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Cảnh cáo nguyên phó giám đốc sở liên quan sai phạm dự án điện gió

Cảnh báo lãng phí đầu tư cầu vượt đường sắt tại Mã Vòng, Nha Trang

TP Nha Trang đề xuất đầu tư thêm cầu vượt đường sắt tại Mã Vòng trên cùng một đoạn đường sắt và chỉ cách nút giao cầu vượt Ngọc Hội hơn 1km, Sở Xây dựng Khánh Hòa đã có đề nghị xem xét để tránh lãng phí.

Cảnh báo lãng phí đầu tư cầu vượt đường sắt tại Mã Vòng, Nha Trang

Trình Quốc hội sửa luật để sắp xếp tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Dự luật sửa Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn quy định cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập hưởng 100% lương từ ngân sách nhà nước không còn là đối tượng phải đóng công đoàn phí.

Trình Quốc hội sửa luật để sắp xếp tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sóc Trăng đưa 10 lô đất dự án ra đấu giá để xây dựng công trình phúc lợi

10 lô đất này rộng 100ha, thông qua việc đấu giá nhằm tăng nguồn thu ngân sách và đầu tư các công trình phúc lợi xã hội.

Sóc Trăng đưa 10 lô đất dự án ra đấu giá để xây dựng công trình phúc lợi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar