10/11/2021 09:09 GMT+7

Biên giới Ba Lan - Belarus lại nóng

BẢO ANH
BẢO ANH

TTO - Cuộc khủng hoảng di cư kéo dài nhiều tháng ở phía đông Liên minh châu Âu (EU) đang leo thang khi hàng ngàn người dồn về biên giới Belarus - Ba Lan và bị đẩy lùi bằng hơi cay.

Biên giới Ba Lan - Belarus lại nóng - Ảnh 1.

Quân nhân Ba Lan được điều đến ứng phó với những người di cư tụ tập tại hàng rào biên giới Ba Lan - Belarus hôm 8-11 - Ảnh: AFP

Ngày 9-11, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nhận định làn sóng người di cư trái phép từ Belarus tràn vào Ba Lan đang ở mức chưa từng có và đe dọa đến an ninh toàn khối. Ba Lan đã điều động cảnh sát, quân đội tới hỗ trợ lực lượng biên phòng.

Đức kêu gọi EU hành động

Trước đó, Đức cũng kêu gọi EU hành động để ngăn dòng người vượt biên trái phép này. "Ba Lan hay Đức không thể đơn độc giải quyết chuyện này" - Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer hối thúc EU chung sức hỗ trợ Ba Lan bảo vệ biên giới.

Trước đó hôm 8-11, Bộ Quốc phòng Ba Lan công bố video cho thấy một nhóm di dân tập trung cạnh hàng rào biên giới gần làng Kuznica của Ba Lan. Họ dùng xẻng phá hàng rào trong khi binh sĩ Ba Lan xịt hơi cay trấn áp. Trước đó, nhiều video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy hàng ngàn người di chuyển qua Belarus tiến về phía Ba Lan.

Các quan chức Ba Lan ước tính khoảng 3.000 - 4.000 người di cư đang ở gần khu vực biên giới giữa nước này với Belarus. Đài Deutsche Welle (Đức) dẫn các nguồn tin từ Belarus cho biết nhiều di dân đã dựng lều ở biên giới sau khi tìm cách phá hàng rào ngăn giữa Belarus và Ba Lan hôm 8-11.

Trong nhiều tháng qua, theo các tổ chức từ thiện, hàng trăm người di cư - chủ yếu từ Trung Đông - đã mắc kẹt ở biên giới Belarus - Ba Lan, đối mặt với thời tiết băng giá mùa đông, thiếu lương thực và chăm sóc y tế, một số người đã chết. Ba Lan đã điều hơn 12.000 binh sĩ tới bảo vệ 416km đường biên giữa nước này với Belarus.

Lại cáo buộc lẫn nhau

Căng thẳng tại biên giới Ba Lan - Belarus diễn ra trong bối cảnh Belarus đối mặt một loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây sau vụ nước này ép máy bay của Hãng Ryanair (Ireland) chuyển hướng để bắt một nhà báo đối lập hồi tháng 5 cùng một số vấn đề khác.

Ủy ban châu Âu (EC) cáo buộc Tổng thống Alexander Lukashenko của Belarus sử dụng người di cư làm "tốt thí" để gây áp lực với EU, kêu gọi Minsk "dừng việc đẩy con người vào vòng nguy hiểm". Theo Hãng tin TASS, Liên Hiệp Quốc cũng đã lên án việc lạm dụng người tị nạn vào các mục đích chính trị tại biên giới Ba Lan - Belarus.

Trong tháng 7, ông Lukashenko cảnh báo Belarus sẽ không còn ngăn cản các di dân không giấy tờ hợp pháp "mượn đường" qua nước ông để tới "một EU được khai sáng, ấm áp" như Hãng thông tấn Belta của Belarus dẫn lại. Sau đó, rất đông người di cư từ Iraq, Syria, Yemen và các khu vực bất ổn khác đã tìm cách vào EU trái phép qua các nước Ba Lan, Latvia và Lithuania.

Các nước châu Âu cáo buộc Belarus dùng máy bay chở người di cư từ Trung Đông và châu Phi đến thủ đô Minsk và đưa những người này đến tận ngưỡng cửa EU. Tuy nhiên, ông Lukashenko đã bác bỏ cáo buộc. Ngày 9-11, Belarus phản đối việc Ba Lan triển khai hơn 10.000 quân tới biên giới và cảnh báo Warsaw không được phép có bất cứ hành động khiêu khích nào.

Hiện EU đang xem xét áp lệnh trừng phạt mới lên Belarus. Ngày 8-11, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên án Belarus "dàn dựng" vụ dòng người di cư tìm cách vượt biên vào EU. Cùng ngày, người phát ngôn bộ này, ông Ned Price tuyên bố: "Nếu Belarus không chịu tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết quốc tế cũng như còn phá hoại hòa bình và an ninh ở châu Âu, chúng tôi sẽ tiếp tục gây sức ép lên ông Lukashenko".

Trong khi đó, đầu tuần này người phát ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin nói rằng Belarus đang thực hiện "mọi biện pháp cần thiết để giải quyết tình hình một cách hợp pháp".

30.000

Theo lực lượng biên phòng Ba Lan, kể từ đầu năm 2021 đến nay, khoảng 30.000 người đã tìm cách vượt biên trái phép từ Belarus vào nước này, cao hơn nhiều so với 120 người của cả năm 2020. Trong đó, riêng tháng 10-2021 ghi nhận 17.300 người tìm cách vượt biên.

Tại Đức (giáp Ba Lan), số người xin tị nạn đang tăng lên. Tính từ đầu năm đến hôm 7-11 đã có 8.833 trường hợp nhập cảnh trái phép. Họ là những người di chuyển từ Belarus qua Ba Lan vào Đức. Riêng tuần qua Đức phát hiện 992 trường hợp.

Ba Lan triển khai 12.000 quân tới biên giới với Belarus giữa căng thẳng người di cư

TTO - Ngày 9-11, Chính phủ Đức hối thúc Liên minh châu Âu (EU) có hành động để ngăn chặn dòng người di cư vượt biên trái phép vào Ba Lan từ Belarus. Đức đề nghị nếu Ba Lan muốn, nước này sẽ nhanh chóng cử lực lượng cảnh sát đến hỗ trợ.

BẢO ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ông Trump nói sẽ 'lấy' Dải Gaza và biến vùng đất này thành 'khu vực tự do'. Hamas đáp rằng Gaza không phải để bán.

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Zelensky đã quyết định sẽ cử đoàn Ukraine tới Istanbul, nói rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán kỹ thuật này.

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Trước thềm đàm phán Nga - Ukraine, ông Trump nói sẽ không có tiến triển cho đến khi ông gặp ông Putin.

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán

Nga khẳng định ông Putin sẽ không đến Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ trích những khiêu khích của Ukraine.

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar