17/11/2015 14:28 GMT+7

​Biển Đông và khủng bố là tâm điểm của APEC

SƠN HÀ
SƠN HÀ

TTO - Ngày 17-11, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang  và các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương đã đến Manila (Philippines) dự hội nghị APEC với hai trọng tâm lớn là xung đột Biển Đông và chủ nghĩa khủng bố.

Ông Obama đã đến Manila - Ảnh: Reuters

 

Theo AFP, hội nghị APEC sẽ bắt đầu vào ngày 18-11 với nghị trình chính thức là thúc đẩy thương mại khu vực. Tuy nhiên sau cuộc tấn công đẫm máu ở Paris khiến 129 người thiệt mạng, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố bỗng trở thành đề tài nóng tại Manila.

30.000 binh sĩ bảo vệ

Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Manila từ Thổ Nhĩ Kỳ, nơi hội nghị G-20 cũng thảo luận việc triệt phá nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Chính quyền Philippines đã ra lệnh báo động cao sau vụ khủng bố Paris và tăng cường tối đa an ninh thủ đô với 30.000 binh sĩ và cảnh sát nhằm đảm bảo sự an toàn cho các nhà lãnh đạo quốc tế.

Giao thông tại thành phố 12 triệu dân tắc nghẽn trầm trọng từ hôm qua do cảnh sát đóng cửa nhiều con đường dẫn tới địa điểm họp APEC.

Các quan chức Philippines cho biết chưa có thông tin tình báo nào cho thấy khủng bố có ý đồ tấn công các nhà lãnh đạo quốc tế tại hội nghị APEC. Dù vậy Philippines vẫn tăng cường các chiến dịch tình báo và an ninh để đảm bảo sự an toàn tối đa.

Các nguồn tin ngoại giao cho biết Tổng thống Obama muốn APEC đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ để phản ứng lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Tuy nhiên một số nhà ngoại giao châu Á lo ngại động thái này sẽ khiến IS đe dọa APEC. Dù vậy chắc chắn tuyên bố chung của APEC sẽ đưa ra cảnh báo về chủ nghĩa khủng bố.

Quân đội Philippines triển khai xe quân sự để bảo vệ an ninh hội nghị APEC - Ảnh: Reuters

Biển Đông nóng bỏng

Vấn đề nhạy cảm nhất tại APEC chính là xung đột trên Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc xây trái phép các đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tại Manila, Tổng thống Aquino và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe dự kiến sẽ đồng ý một thỏa thuận cho phép Tokyo cung cấp cho Manila thiết bị quân sự đã qua sử dụng, có thể bao gồm máy bay tuần tra trên Biển Đông. Đây sẽ là lần đầu tiên Nhật đồng ý cung cấp trực tiếp tiếp bị quân sự cho một quốc gia khác.

Trước đó nước chủ nhà Philippines tuyên bố nghị trình chính thức của APEC không đề cập đến Biển Đông. Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận vấn đề này bên lề hội nghị.

“Chúng tôi không kiểm soát những gì các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra bên lề hội nghị - ông Jose nhấn mạnh - Những gì đang xảy ra ở Biển Đông gây bất ổn và đe dọa hòa bình, ổn định khu vực, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và thịnh vượng kinh tế của các nước trong khu vực”.

Trước hội nghị APEC, Mỹ đã triển khai tàu khu trục và máy bay ném bom B-52 tới tuần tra gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông nhằm phủ nhận đòi hỏi chủ quyền vô lý của Bắc Kinh. Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg cũng cho biết Tổng thống Obama sẽ thảo luận căng thẳng Biển Đông và quan hệ quân sự song phương khi gặp Tổng thống Philippines Benigno Aquino.

Philippines đang tận dụng APEC để thúc đẩy quan hệ với Mỹ nhằm đối phó với tham vọng chủ quyền vô lý của Trung Quốc. Tới Manila, ông Obama sẽ thăm tàu chiến Gregorio del Pilar của hải quân Philippines, hiện đang tuần tra vịnh Manila. Các cố vấn của ông Obama cho biết ông muốn thể hiện quyết tâm đảm bảo an ninh khu vực.

Súng phòng không đã được đưa đến địa điểm tổ chức hội nghị - Ảnh: Reuters

Hợp tác chiến lược Việt Nam - Philippines 

Theo TTXVN, sáng 17-11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Manila để dự hội nghị APEC. 

Dự kiến trong ngày hoạt động đầu tiên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ dự và phát biểu tại phiên họp thứ 6 của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp APEC với chủ đề "Chiến lược vì tăng trưởng, công bằng và tự cường". 

Chủ tịch nước cũng sẽ hội đàm với Tổng thống Philippines, tiếp Chủ tịch hạ viện, Chủ tịch Hội hữu nghị Philippines - Việt Nam và gặp mặt đại diện các tập đoàn Mỹ.

Dự kiến Việt Nam và Philippines sẽ đạt một thỏa thuận đối tác chiến lược về hải quân hai nước hợp tác. AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết Tổng thống Aquino và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác. 

Hội nghị APEC ở Manila là lần đầu tiên lãnh đạo 12 quốc gia tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hội kiến kể từ sau khi cuộc đàm phán hoàn tất. Đây cũng sẽ là lần đầu tiên tân Thủ tướng Canada Justin Trudeau xuất hiện trong một sự kiện quốc tế lớn.

Hai nhà lãnh đạo APEC là Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ không có mặt vì bận xử lý các vấn đề trong nước.

SƠN HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm có hơn 80 hoạt động khi thăm 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus được dư luận khu vực và quốc tế quan tâm theo dõi và đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm có hơn 80 hoạt động khi thăm 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Bầu cử giữa nhiệm kỳ Philippines 2025: Căng thẳng và chia rẽ

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 12-5 tại Philippines là màn đối đầu căng thẳng giữa hai gia tộc quyền lực: Marcos và Duterte. Đây được xem là bước ngoặt định hình cục diện chính trị trước thềm bầu cử tổng thống năm 2028.

Bầu cử giữa nhiệm kỳ Philippines 2025: Căng thẳng và chia rẽ

Ông Tập Cận Bình: Chủ nghĩa bắt nạt và bá quyền chỉ dẫn đến sự cô lập

Phát biểu tại Diễn đàn Trung Quốc - CELAC, Chủ tịch Tập Cận Bình lên án chủ nghĩa bá quyền và hành vi bắt nạt, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong bối cảnh toàn cầu ngày càng phân hóa.

Ông Tập Cận Bình: Chủ nghĩa bắt nạt và bá quyền chỉ dẫn đến sự cô lập

Bác sĩ phát hiện cục u ở tuyến tiền liệt của ông Biden

Bác sĩ đã phát hiện một 'cục u nhỏ' ở tuyến tiền liệt của cựu tổng thống Mỹ Joe Biden và gần đây ông đã được kiểm tra để đánh giá thêm về cục u này.

Bác sĩ phát hiện cục u ở tuyến tiền liệt của ông Biden

Ba Lan đóng cửa lãnh sự quán Nga sau cáo buộc gián điệp

Cuối tuần qua, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cáo buộc tình báo Nga đứng sau vụ hỏa hoạn tại trung tâm thương mại ở thủ đô Warsaw hôm 12-5-2024.

Ba Lan đóng cửa lãnh sự quán Nga sau cáo buộc gián điệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar