09/05/2016 09:20 GMT+7

Biển Đông: Tuân thủ luật pháp quốc tế là đúng đắn nhất

THẢO NGHIÊM (từ Connecticut, Mỹ)
THẢO NGHIÊM (từ Connecticut, Mỹ)

TTO - Cho đến lúc này, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ theo con đường luật pháp quốc tế là cách làm đúng đắn nhất.

Các học giả và chuyên gia tham dự hội thảo ở ĐH Yale - Ảnh: Trần Đức Anh Sơn cung cấp

Các vấn đề pháp lý trong tranh chấp Biển Đông là trọng tâm chính trong ngày thứ hai (7-5) của hội thảo Biển Đông tại Trường đại học Yale (Mỹ).

“Mặt trận pháp lý” - theo các học giả tham dự - không những là các lập trường pháp lý của mỗi bên, mà còn là cách tiếp cận luật pháp quốc tế trong từng hồ sơ, vấn đề khác nhau của tranh chấp.

5 yếu tố của Mỹ

TS Patrick Cronin, thuộc Viện Nghiên cứu chính sách an ninh châu Á - Thái Bình Dương (Mỹ), cho rằng có 5 yếu tố chính quyết định việc hoạch định chính sách đối ngoại sắp tới của Mỹ ở Biển Đông. Đó là:

(1) gắn kết chặt chẽ với chính sách tái cân bằng của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương;

(2) quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc;

(3) vai trò quyết định của tổng thống sắp tới về mức độ tham gia của Mỹ;

(4) chiến lược phải được tiến hành toàn diện, không chỉ hạn chế trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao mà còn phải lan tỏa về kinh tế, thương mại, luật pháp quốc tế;

(5) phải đảm bảo quyền lợi của Mỹ trong khu vực. Có thể thấy 5 yếu tố này đều tựu trung hướng tới mục tiêu xây dựng lại trật tự bằng luật pháp quốc tế.

Ngược lại với quan điểm của học giả người Mỹ, tiến sĩ Nong Hong thuộc Viện Nghiên cứu Mỹ - Trung ở Washington (Mỹ) đưa ra các “góc nhìn” từ phía Trung Quốc về luật quốc tế và cách ứng dụng phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế.

Trong bài nói về “Hàm ý hậu - Tòa trọng tài tại Biển Đông: vai trò của UNCLOS”, học giả công pháp quốc tế đến từ Trung Quốc đặt ra cơ sở cho phân tích sâu hơn về lý do tại sao Trung Quốc chọn cách tiếp cận không tham gia và không chấp nhận vụ kiện lên Tòa trọng tài thường trực (PCA) về đòi hỏi vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

Nhìn nhận về phương án giải quyết xung đột, tiến sĩ Tạ Văn Tài (ĐH Harvard, Mỹ) cho rằng Việt Nam đã và vẫn luôn ưu tiên lựa chọn con đường pháp lý. Theo đó, quyền lợi của Việt Nam trên các đảo và quần đảo ở Biển Đông hoàn toàn dựa vào các tập quán pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quyền đánh bắt, khai thác tài nguyên, các vấn đề môi trường và lưu thông hàng hải của Việt Nam được đảm bảo bởi UNCLOS.

Ông cũng cùng lúc bác bỏ những cơ sở pháp lý của vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) nếu Trung Quốc tuyên bố thiết lập trên Biển Đông, vì đây là quyền tự vệ chỉ được triển khai trên phần lãnh thổ hợp pháp của một quốc gia.

Thêm vào đó, Việt Nam có thể sử dụng “cuộc khủng hoảng giàn khoan năm 2014” để làm giàu hồ sơ các vụ kiện trong tương lai, đồng thời nên tìm kiếm hỗ trợ thêm từ Tòa án công lý quốc tế, Tòa trọng tài Công ước quốc tế về Luật biển và Diễn đàn Liên Hiệp Quốc.

Phải đoàn kết để kiện

Kết thúc buổi hội thảo, ông Jeremy Lagelee (khoa luật ĐH Georgetown, cộng tác viên của Trung tâm nghiên cứu quốc tế - ĐH KHXH&NV TP.HCM) trình bày đánh giá về các diễn biến pháp lý hiện tại trong khu vực.

Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc trước PCA cũng chỉ ra nhiều cơ hội và thách thức cho các nước ASEAN khi lựa chọn giải pháp song phương.

Theo đó, nỗ lực của ASEAN tìm kiếm tiếng nói chung về vấn đề Biển Đông dường như chưa thành công, thậm chí vừa qua truyền thông Trung Quốc tuyên bố đã đạt được thỏa thuận “chỉ thảo luận song phương” về tranh chấp Biển Đông với Brunei, Lào và Campuchia.

Thông báo này tuy vậy sau đó đã bị một số quốc gia có liên quan lên tiếng phản đối.

Ông Lagelee cũng đề cập thêm những trường hợp thành công trước tòa trọng tài khi vụ án vượt khỏi khuôn khổ song phương, như vụ Úc phối hợp cùng New Zealand kiện Nhật Bản về việc đánh bắt cá hồi năm 1999, qua đó khuyến khích các nước ASEAN nên tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Biển Đông khi mang vụ kiện ra quốc tế.

Cuối cùng, tác giả đề nghị những cách tiếp cận mới trong giải quyết tranh chấp Biển Đông như khả năng mở rộng cho bên thứ ba (nhằm bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải), hay các chủ thể phi quốc gia, nhằm chuyển biến tranh chấp lãnh thổ sang các cơ chế giải quyết xung đột tư pháp như luật điều chỉnh xung đột giữa doanh nghiệp - nhà nước, hay luật bảo vệ đầu tư.

Những phiên thảo luận sau đó cũng diễn ra sôi nổi trong không khí trao đổi học thuật tích cực.

Các học giả mở rộng thêm về các diễn biến mới nhất như kế hoạch xây lò phản ứng hạt nhân nổi của Trung Quốc ở Biển Đông, yếu tố Đài Loan trong khu vực và tác động của nó đến phán quyết của tòa trọng tài, hay tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng những thay đổi trong nhiệm kỳ tổng thống mới của Mỹ đối với tình hình tranh chấp Biển Đông sắp tới.

Cần tuyên truyền mạnh hơn bằng tiếng Anh

Hội thảo đã mở ra một kênh học thuật quan trọng để khẳng định chủ quyền lịch sử của Việt Nam ở Biển Đông, đánh giá các diễn biến hiện tại trong khu vực với tầm nhìn chiến lược và giới thiệu những cơ hội, cách thức tiếp cận mới cho các nước tham gia tranh chấp.

Bên lề hội thảo, ban tổ chức cũng trưng bày nhiều ấn phẩm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cùng tổ chức triển lãm nhiều bản đồ cổ khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Các đại biểu tỏ ra rất hào hứng về nguồn chứng cứ lịch sử này, nhưng đồng thời đặt vấn đề Việt Nam cần tiến hành dịch sang tiếng Anh để phổ biến những tư liệu hữu ích đến cộng đồng nghiên cứu quốc tế - một việc mà Trung Quốc đang đẩy mạnh trong thời gian vừa qua.

Theo nhiều học giả nước ngoài, “quốc tế hóa” tranh chấp Biển Đông đang là nhu cầu đòi hỏi trong thời gian tới.

THẢO NGHIÊM (từ Connecticut, Mỹ)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Zelensky đã quyết định sẽ cử đoàn Ukraine tới Istanbul, nói rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán kỹ thuật này.

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Trước thềm đàm phán Nga - Ukraine, ông Trump nói sẽ không có tiến triển cho đến khi ông gặp ông Putin.

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán

Nga khẳng định ông Putin sẽ không đến Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ trích những khiêu khích của Ukraine.

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán

Thị trường nhà đất Mỹ đối mặt 'một năm mất mát' do thuế quan

Trong bối cảnh thuế quan của ông Trump có nguy cơ làm bùng phát lạm phát và đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái, thị trường nhà đất vẫn ở trong tình trạng bấp bênh.

Thị trường nhà đất Mỹ đối mặt 'một năm mất mát' do thuế quan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar