17/02/2023 10:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Biển Đông 'nóng' trở lại: Vì sao Philippines lúc này?

Hôm 14-2, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Philippines để bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc" trước hành động mới nhất của Trung Quốc ở Biển Đông.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines công bố hình ảnh cho thấy bị tàu Trung Quốc chiếu laser - Ảnh: AFP

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines công bố hình ảnh cho thấy bị tàu Trung Quốc chiếu laser - Ảnh: AFP

Trước đó một ngày, lực lượng tuần duyên Philippines tố cáo tàu hải cảnh Trung Quốc đã chiếu tia laser vào tàu Philippines đang hoạt động ở bãi Cỏ Mây trên Biển Đông khiến một số thủy thủ của họ bị mù tạm thời. Bộ Ngoại giao Philippines cũng đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc.

Lời đáp của Trung Quốc

Trả lời tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 13-2 về vụ việc trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân khẳng định bãi Cỏ Mây là một phần thuộc "quần đảo Nam Sa" (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và tố ngược tàu Philippines đã xâm nhập vùng biển này mà không có sự cho phép của Trung Quốc. 

Vị này cho biết "Trung Quốc và Philippines đang liên lạc về vấn đề này thông qua các kênh ngoại giao". 

Tuy nhiên, cần nhắc lại rằng bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã bị Philippines kiểm soát trái phép năm 1999.

Đây không phải lần đầu thông tin về va chạm giữa tàu hải cảnh Trung Quốc với tàu thuyền Philippines được đưa ra. 

Tuy nhiên, có một số chi tiết gây ngạc nhiên về sự việc lần này. Phía Philippines bày tỏ sự thất vọng khi vụ việc diễn ra không lâu sau chuyến thăm của tổng thống Philippines tới Trung Quốc hồi tháng 1. Khi đó, hai bên đã nhất trí tìm giải pháp đối thoại về các sự cố tương tự.

Đáng chú ý hơn, vụ việc ngày 6-2 xảy ra chỉ bốn ngày sau thông tin Philippines công bố thỏa thuận mới cho phép Mỹ tiếp cận thêm bốn căn cứ quân sự ở nước này. 

Truyền thông Trung Quốc những ngày qua cũng đăng bài phản biện về việc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á. 

Ngoài ra, tờ Global Times cũng có bài viết nhấn mạnh "quan hệ hợp tác Trung Quốc - Philippines không nên gián đoạn vì sự can thiệp của Mỹ".

Khi chúng ta nhìn vào tình hình khu vực, đặc biệt căng thẳng eo biển Đài Loan, chúng ta có thể thấy rằng chỉ tính riêng vị trí địa lý, nếu thực sự có xung đột trong khu vực ấy thì rất khó tưởng tượng kịch bản Philippines bằng cách nào đó sẽ không bị lôi vào.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos nói với báo Nikkei khi thăm Nhật Bản ngày 12-2

Nhân tố Đài Loan

Câu chuyện eo biển Đài Loan tưởng ít liên quan nhưng lại có thể là "nét mới" trong "bức tranh" Biển Đông thời gian tới.

Căng thẳng quanh eo biển Đài Loan leo thang chóng mặt từ giữa năm ngoái, khi Đài Bắc đón Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Trung Quốc xem Đài Loan là phần lãnh thổ không thể tách rời và đã phản ứng bằng cách tăng cường hiện diện quân sự quanh hòn đảo.

Tình hình Đài Loan được xem là chất xúc tác cho hàng loạt chuyển động quân sự tiếp theo. Các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc sẵn lòng hơn trong việc tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, Úc và vài nước khác, với lý do lo ngại về căng thẳng quân sự ở Đài Loan. 

Điều này càng tạo điều kiện để Mỹ tăng hiện diện quân sự trên khắp châu Á, từ Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc cho tới quần đảo Solomon. Quân đội Mỹ tham gia nhiều hơn vào các cuộc tập trận quân sự ở những khu vực then chốt tại Biển Đông cũng như eo biển Đài Loan.

Điều này cũng được phản ánh một phần trong thỏa thuận giữa Mỹ và Philippines nêu trên. Đến nay chưa rõ bốn căn cứ mới Mỹ có thể tiếp cận tại Philippines ở đâu, nhưng một số thông tin cho rằng một trong số đó là phía bắc đảo Luzon, khu vực gần đối diện với đảo Đài Loan.

Hôm 15-2, báo South China Morning Post cho rằng với việc căng thẳng trong khu vực tăng cao, đặc biệt là tương lai của Đài Loan, các chuyên gia cho biết Nhật Bản nhiều khả năng sẽ thúc đẩy hợp tác sâu hơn với quân đội Philippines.

"Theo nhiều cách, Philippines là đồng minh hoàn hảo cho Nhật Bản khi Manila đang đối mặt nhiều thách thức từ Bắc Kinh giống như Tokyo", GS Yakov Zinberg tại ĐH Kokushikan ở Tokyo nhận định. 

Tương tự, chuyên gia Stephen Nagy tại ĐH Cơ đốc giáo ở Nhật Bản cũng cho rằng cả Philippines và Nhật Bản đều xem Đài Loan là yếu tố cân nhắc then chốt. Dù vậy, một số chuyên gia hiện nay cho rằng các nước láng giềng của Trung Quốc vẫn cẩn trọng, ưu tiên đối thoại với Bắc Kinh.

Dữ liệu: Nhật Đăng - Đồ họa: TUẤN ANH

Dữ liệu: Nhật Đăng - Đồ họa: TUẤN ANH

Thủy thủ Philippines tố bị Trung Quốc chiếu đèn laser ở Biển Đông

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cáo buộc một tàu cảnh sát biển Trung Quốc chiếu "đèn laser cấp độ quân sự" vào một trong những chiếc tàu của họ ở Biển Đông, khiến các thủy thủ đoàn bị mù tạm thời.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sự thật về 'bản đồ mục tiêu tấn công hạt nhân' của Nga vào Mỹ

Tấm bản đồ được cho là mô tả các mục tiêu tấn công hạt nhân tiềm năng của Nga trên lãnh thổ Mỹ đang lan truyền rộng rãi trên mạng.

Sự thật về 'bản đồ mục tiêu tấn công hạt nhân' của Nga vào Mỹ

Ông Hun Sen: 'Tôi là người quyền lực thứ hai Campuchia, chỉ sau quốc vương'

Ông Hun Sen bác bỏ tin đồn ông nắm quyền quân đội, khẳng định với vị thế chính trị của mình thì hành động như thế là thừa thãi.

Ông Hun Sen: 'Tôi là người quyền lực thứ hai Campuchia, chỉ sau quốc vương'

'Bí kíp lận lưng' giúp phát hiện nội dung do AI tạo ra

Nội dung do AI tạo đang tràn lan trên mạng xã hội và nhiều người tin là thật. Vậy làm sao nhận biết đâu là sản phẩm của AI?

'Bí kíp lận lưng' giúp phát hiện nội dung do AI tạo ra

Ông Witkoff: Ngừng bắn ở Iran là bài học hòa bình cho Nga - Ukraine

Đặc phái viên Nhà Trắng Witkoff nói ngừng bắn Israel - Iran là bài học cho Nga - Ukraine trên hành trình tìm kiếm hòa bình.

Ông Witkoff: Ngừng bắn ở Iran là bài học hòa bình cho Nga - Ukraine

Kinh tế Mỹ suy giảm bất ngờ vì chiến tranh thương mại của ông Trump

Nền kinh tế Mỹ bất ngờ suy giảm trong quý 1 năm nay, đánh dấu lần đầu tiên sau ba năm GDP quốc gia tăng trưởng âm.

Kinh tế Mỹ suy giảm bất ngờ vì chiến tranh thương mại của ông Trump

Video ‘hai con sư tử đi vào công trường xây dựng’ là giả

Video hai con sư tử đi vào một công trường ở Ấn Độ gây xôn xao dư luận mạng, nhưng kiểm chứng cho thấy đó là sản phẩm do AI tạo ra.

Video ‘hai con sư tử đi vào công trường xây dựng’ là giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar