07/06/2016 08:18 GMT+7

Biển Đông mở màn Đối thoại chiến lược Trung - Mỹ

MINH TRUNG
MINH TRUNG

TTO - “Chúng tôi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên Biển Đông và phản đối bất cứ quốc gia nào đòi chủ quyền bằng hành động đơn phương” - ông Kerry nói.

Phát biểu khai mạc sự kiện thường niên Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ ngày 6-6 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi hai nước nên “tin tưởng” lẫn nhau hơn nữa trong lúc tìm kiếm giải pháp làm giảm căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông.

“Trung Quốc và Mỹ cần thêm lòng tin vào nhau. Một số tranh chấp có thể chưa được giải quyết ngay thời điểm hiện tại nhưng hai bên cần có một thái độ thực tế, mang tính xây dựng khi tiếp cận những vấn đề này. Thái Bình Dương mênh mông nên là nơi dành cho sự hợp tác thay vì cạnh tranh” - ông Tập phát biểu. Chủ tịch Trung Quốc đồng thời kêu gọi chính phủ hai nước tăng cường lòng tin bằng cách liên lạc thường xuyên để tránh “những sai lầm chiến lược”.

Đại diện phía Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry kêu gọi “một giải pháp ngoại giao” cho vấn đề Biển Đông. “Chúng tôi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên Biển Đông và phản đối bất cứ quốc gia nào đòi chủ quyền bằng hành động đơn phương” - ông Kerry đề cập đến hành vi mở rộng hung hăng của Bắc Kinh trong khu vực.

Trong phần phát biểu của mình, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew cảnh báo Trung Quốc về chính sách công nghiệp của nước này và bày tỏ quan ngại về đạo luật quy định hoạt động các tổ chức phi chính phủ (NGO) vừa được Bắc Kinh thông qua.

Theo ông Lew, sản lượng công nghiệp dư thừa của Trung Quốc và đạo luật về NGO có thể gây cản trở cho thị trường thế giới và tiến trình kinh tế của chính nước này. Mỹ kêu gọi Bắc Kinh thực thi các chính sách giảm sản lượng đối với các ngành công nghiệp bị tình trạng dư thừa như thép và nhôm.

Theo AFP, tại sự kiện Đối thoại Bắc Kinh lần thứ 8 năm nay, Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ thảo luận hàng loạt vấn đề từ Biển Đông, biến đổi khí hậu, an ninh mạng, khủng bố, hạt nhân Triều Tiên, giao thương và hợp tác kinh tế... Một số nhà phân tích nhận định cuộc đối thoại năm nay sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi chính trị bầu cử.

Cuộc đua tổng thống Mỹ sẽ cán đích vào cuối năm nay, trong khi Trung Quốc cũng sẽ chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng năm 2017 với 5/7 thành viên Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị sẽ thoái nhiệm.

“Đây có thể là sự kiện đối thoại (Mỹ - Trung) yếu nhất trong nhiều năm. Có những câu hỏi về việc liệu mỗi bên có quản lý được nhân sự của mình và thực thi những gì họ cam kết. Tôi không lạc quan lắm” - giáo sư Jing Huang thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhận xét.

MINH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ lệ ủng hộ ông Trump bất ngờ tăng lại, dân Mỹ bớt lo suy thoái

Tỉ lệ ủng hộ tổng thống Mỹ tăng sau nhiều tuần liên tiếp giảm, trong khi tỉ lệ người Mỹ lo sợ suy thoái kinh tế cũng giảm mạnh mẽ.

Tỉ lệ ủng hộ ông Trump bất ngờ tăng lại, dân Mỹ bớt lo suy thoái

Tin tức thế giới 14-5: Ngoại trưởng Mỹ sẽ gặp Nga, Ukraine; 'Tổng thống nghèo nhất thế giới' qua đời

Thẩm phán Mỹ ủng hộ ông Trump dùng đạo luật thời chiến để trục xuất người nhập cư; Mỹ gỡ toàn bộ lệnh trừng phạt với Syria.

Tin tức thế giới 14-5: Ngoại trưởng Mỹ sẽ gặp Nga, Ukraine; 'Tổng thống nghèo nhất thế giới' qua đời

Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất lịch sử, gần 142 tỉ USD

Ngày 13-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thái tử kiêm Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã ký kết thỏa thuận quốc phòng khổng lồ mà Nhà Trắng gọi là thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử, trị giá gần 142 tỉ USD.

Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất lịch sử, gần 142 tỉ USD

Phương Tây dọa siết trừng phạt, ông Putin nói Nga có thể tự cung tự cấp

Hôm 13-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng những ai áp dụng các lệnh trừng phạt chống lại Nga là kẻ ngốc, vì những biện pháp này sẽ gây tổn hại cho chính họ hơn là cho Matxcơva.

Phương Tây dọa siết trừng phạt, ông Putin nói Nga có thể tự cung tự cấp

Ông Zelensky: Ông Putin không muốn đàm phán và kết thúc chiến tranh

Phát biểu ngày 13-5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông tin rằng ông Putin không muốn có bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt chiến sự đã bước sang năm thứ ba giữa hai nước.

Ông Zelensky: Ông Putin không muốn đàm phán và kết thúc chiến tranh

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày 13-5, Kiev cho rằng sẽ là 'dấu hiệu rõ ràng' chứng minh Tổng thống Nga Vladimir Putin không nghiêm túc với hòa bình nếu ông không tham dự đàm phán Nga - Ukraine sắp tới tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar