08/06/2016 13:24 GMT+7

Biến 1/3 đường Kinh Dương Vương thành kênh, tại sao không?

MINH DÂN
MINH DÂN

TTO - Theo tác giả, cách chống ngập này rẻ vì chi phí thấp, đẹp vì sạch và xanh, bền vì cách làm tự nhiên, sinh thái; hơn hẳn kiểu ngập đến đâu, tôn đường cao đến đó khiến dân tình khổ sở bao lâu nay.

Bức tường xây chắn hết lối ra vào trước một cửa hàng - Ảnh: HỮU KHOA - HỮU THUẬN

TTO xin giới thiệu một giải pháp chống ngập (dù ông cha ta đã làm từ lâu ngay ở chính Sài Gòn) như thêm một cách chống ngập bên cạnh cách làm quen thuộc của chúng ta lâu nay (nâng, hạ đường) vốn gây nhiều bức xúc và tổn hại nặng với cư dân khu vực ngập:

Đường Kinh Dương Vương (TP.HCM) hiện nay dài  5.400m, rộng 50-58m; thuộc khu vực thế đất thấp giữa hai kênh (thật ra là rạch tự nhiên chứ không phải kênh đào) Tham Lương và Tân Hóa - Lò Gốm.

Xung quanh Kinh Dương Vương là lưu vực bị ngập do triều cường (vậy nên kênh Tham Lương thời xưa gọi là rạch Nước Lên).

Chống ngập do triều cường đường Kinh Dương Vương lâu nay bằng cách tôn đường cao lên cả mét như hiện nay rõ ràng đang gây bức xúc.

Thậm chí cách chống ngập này thực chất là đổ nước từ đường Kinh Dương Vương sang các con đường, hẻm hóc xung quanh nó (thuộc lưu vực triều cường) mà nhiều bạn đọc nói tưởng giỡn nhưng rất đúng: nước không tự nhiên sinh ra và mất đi mà chạy từ nơi này, đường này sang nơi khác, đường khác.

Làm kiểu này nhà nước tốn kém thì rõ rồi, dân khổ sở vì mỗi nhà phải chi từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng để tôn nên nhà, thậm chí đập bỏ nhà xây mới nếu không muốn nước đổ vô nhà mình. Đâu phải ai cũng dư giả, có tiền để làm chuyện này.

Chúng tôi xin đề xuất:

Kênh Kinh Dương Vương (tạm gọi là vậy) trên đường Kinh Dương Vương thông thủy với kênh Tham Lương và kênh Tân Hóa-Lò Gốm cũng như các hồ tự nhiên xung quanh - Đồ họa: T.THIÊN

- Biến 1/3 - 1/4 chiều ngang, giữa đường Kinh Dương thành kênh, tức con kênh này rộng khoảng trên dưới 15m (bằng nửa kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè).

- Con kênh này thông ra hai con kênh lớn là kênh Tham Lương và kênh Tân Hóa - Lò Gốm.

- Hai bên con kênh là hai con đường một chiều (rộng khoảng 15-20m, tùy  đoạn) như đường Hoàng Sa, Trường Sa hai bên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hiện nay.

(Nếu) kênh này rộng 15m x sâu 4m x chiều dài đường Kinh Dương Vương 5.400m, nó có thể chứa trên dưới 300.000m3 nước, tức chứa dễ dàng một cơn triều cường khoảng 2-3 giờ hoặc chứa được một cơn mưa rất lớn với lượng mưa 100mm ở khu vực đường Kinh Dương Vương (tức đường Kinh Dương Vương và đường, hẻm xung quanh) 3.000.000m2 (3km2 hay 300 ha).

Kênh Kinh Dương Vương (tạm gọi là vậy) này thông thủy với hai kênh Tham Lương và Tân Hóa - Lò Gốm.

Và nó cũng có thể thông thủy với những hồ nước tự nhiên trong lưu vực: hồ nước giữa đường Kinh Dương Vương và An Dương Vương; hồ nước cạnh kênh Tân Hóa, hồ nước trong Công viên Đầm Sen (những hồ này vốn là hồ tự nhiên thoát nước cho khu vực mấy trăm năm trước).

Nếu được như vậy, lượng nước chứa trong hệ thống (kênh - hồ) này có thể lên đến cả triệu m3, chống ngập cho cả một khu vực rộng hàng chục km2 (hàng ngàn ha) chứ không chỉ đường Kinh Dương Vương.

Ưu điểm của giải pháp:

- Dựa vô địa vực (ông bà xưa gọi là cuộc đất) của khu vực này mà tồn tại.

-  Không chỉ rẻ đẹp bền "muôn đời" còn rất sinh thái, tự nhiên, không dùng máy móc

- Giải quyết ngập không chỉ cho đường Kinh Dương Vương mà cả 44 con đường, hẻm hóc xung quanh nó với lưu vực 3-4km2.

- Hoàn toàn không xáo trộn cuộc sống bà con hai bên đường.

- Tạo thêm, rút ngắn đường thủy giữa hai con kênh Tham Lương - Tân Hóa - Lò Gốm.

- Chúng tôi nghĩ nhiều bà con nơi đây sẽ rất hài lòng khi trước nhà mình là một con kênh xanh mát quanh năm (như cư dân hai bên đường Hoàng Sa, Trường Sa lâu nay; và hiện nay, sau khi nạo vét kênh Tham Lương, bà con hai bên kênh này rất hào hứng và xin nhà nước cho phép xây dựng nhà sớm).

Một số vấn đề nảy sinh phải giải quyết

- Triều cường từ kênh Tham Lương (có thể) chảy ngược vô kênh này. Giải quyết không khó với các cửa van đóng/mở tự động mà người Pháp cách đây 150 năm đã từng làm ở cửa rạch Thị Nghè, Bến Nghé để chống triều cường cho Sài Gòn.

- Giải quyết các trụ điện trung thế giữa đường Kinh Dương Vương hiện nay (đường Trần Não vừa mới di dời các trụ điện này dễ dàng).

- Nạo vét thường xuyên hơn kênh Tham Lương, Tân Hóa - Lò Gốm, không chỉ vì hai con kênh này mà còn thông thủy tốt kênh Kinh Dương Vương.

- Giải quyết nước thải sinh hoạt từ nhà dân ra kênh để không ô nhiễm kênh (như chúng ta đã và đang làm hiện nay ở tất cả các con kênh ở TP.HCM).

* Giải quyết chuyện ngập trong thành phố không phải chuyện cảm tính. Cần rất nhiều những ý kiến  phản biện của các nhà khoa học cũng như của người dân, đặc biệt là bà con sống hai bên đường Kinh Dương Vương (cũng như nhiều con đường khác đã và đang lâm vô tình cảnh trớ trêu - nhà mình cao hoặc thấp hơn nền đường mới).

* Mong các bạn góp ý, phản biện nhanh trong phần bình luận dưới bài, hoặc mail [email protected], trước cuộc họp dự kiến sau 12-6, do Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan nhằm thống nhất hướng giải quyết tình trạng nâng đường quá cao trên đường Kinh Dương Vương.

MINH DÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thu tiền rác theo khối lượng: Phải được hiểu đúng chuyện 'cân mà không cân'

Thông tin TP.HCM sẽ thu phí tiền rác theo kilogam (kg) đang tạo ra nhiều băn khoăn. Nhiều người đang hiểu chưa đúng tinh thần này nên nghi ngại: tôi không có mặt ở nhà làm sao cân, hoặc lo người khác bỏ rác qua nhà mình…

Thu tiền rác theo khối lượng: Phải được hiểu đúng chuyện 'cân mà không cân'

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đường Trần Quốc Hoàn, lối vào ga T3 có biển báo đầy đủ nhưng sao người dân vẫn đi nhầm?

Sau khi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và đường nối Trần Quốc Hoàn đưa vào khai thác, giao thông khu vực đã cơ bản thông thoáng. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn đi sai làn, mất an toàn giao thông.

Đường Trần Quốc Hoàn, lối vào ga T3 có biển báo đầy đủ nhưng sao người dân vẫn đi nhầm?

Nỗi lo ô nhiễm từ nhiều bãi rác quá tải ở Đắk Nông

Nhiều bãi rác tại Đắk Nông đang quá tải, gây ô nhiễm kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe người dân nhưng việc xử lý chậm trễ, gây bức xúc.

Nỗi lo ô nhiễm từ nhiều bãi rác quá tải ở Đắk Nông

Vành đai 3 TP.HCM tăng tốc qua Long An, 'siêu' nút giao Mỹ Yên lộ diện

Vành đai 3 TP.HCM qua Long An đang thành hình rõ nét, đáng chú ý đoạn nút giao Mỹ Yên - điểm kết nối ba tuyến cao tốc lớn.

Vành đai 3 TP.HCM tăng tốc qua Long An, 'siêu' nút giao Mỹ Yên lộ diện

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar