13/02/2014 11:18 GMT+7

Bia ngoại giá cao mấy cũng mua

TRẦN VŨ NGHI - BẠCH HOÀN - LÊ NAM
TRẦN VŨ NGHI - BẠCH HOÀN - LÊ NAM

TT - Người nước ngoài không chỉ ngạc nhiên về năng lực “uống bia nhiều hơn uống nước” của người Việt mà còn ngả mũ về khoản chịu chi khi uống bia ngoại, giá cao mấy cũng uống!

Phóng to
Các loại bia ngoại nhập vào VN ngày càng nhiều - Ảnh: Quang Định
Một cửa hàng phân phối bia Budweiser trên đường Trần Quốc Toản, Q.3, TP.HCM (ảnh chụp chiều 12-2) - Ảnh: Quang Định

Trong khi các thương hiệu bia trong nước, cùng với một số hãng bia ngoại đã có nhà máy tại VN đang ồ ạt chạy đua xây dựng nhà máy thì các loại bia ngoại nhập với giá cao gấp nhiều lần bia sản xuất trong nước vẫn đang ồ ạt nhập khẩu. Bia nội chiếm lĩnh phân khúc giá trung bình, trong khi bia ngoại đã gần như chiếm trọn thị trường cao cấp.

Giới kinh doanh bia cho rằng cơ hội để bia ngoại thâm nhập vào thị trường VN còn rất nhiều dựa trên tâm lý người tiêu dùng VN ngày càng “chịu uống” những loại cao cấp...

Đủ loại bia ngoại...

“Đại gia” bia từ Mỹ vào VN

Theo ông Ngô Quý Linh (giám đốc pháp lý - đối ngoại Công ty AB In Bev, Mỹ, đơn vị đang sở hữu thương hiệu bia Budweiser và một số thương hiệu bia khác), doanh nghiệp này đang đẩy nhanh việc xây dựng nhà máy sản xuất thương hiệu bia trên tại Bình Dương. Nếu không có gì thay đổi, nhà máy sản xuất bia Budweiser với công suất 100 triệu lít/năm sẽ đưa vào hoạt động cuối năm 2014. Được biết, Công ty AB In Bev hiện có sản lượng tiêu thụ toàn cầu khoảng 40 tỉ lít bia/năm.

Ông Xuân Huy - một đại lý kinh doanh bia nhập khẩu ở đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình (TP.HCM) - cho biết nếu kể hết các loại bia ngoại nhập bằng đường chính thức hoặc không chính thức đã có mặt ở thị trường VN thì phải có đến vài chục loại. So với các thương hiệu bia sản xuất trong nước, bia ngoại nhập nhiều vô kể. Heineken dù có sản xuất trong nước với số lượng cực “khủng” nhưng vẫn có rất nhiều loại của thương hiệu này được nhập về VN như: loại bom 5 lít, “Ken” Pháp, loại lon cao nhập từ Hà Lan, “Ken” chai nhôm...

Tại thị trường TP.HCM, các nhãn hiệu bia nhập ngoại phổ biến gồm: Heineken loại 500ml/lon, Budweiser, Oettinger, Steiger, Asahi, Corona... Thực tế trong năm 2012, chỉ riêng qua cảng Cát Lái đã có 122 lô hàng được nhập khẩu với gần 40 loại bia đến từ Mỹ, Đức, Hà Lan, CH Czech, Nhật Bản, Thái Lan...

Sang năm 2013, mặc dù số lô bia nhập khẩu giảm xuống còn 81 nhưng quy mô nhiều loại lô hàng đã lớn hơn, đồng thời còn xuất hiện thêm nhiều loại bia mới được nhập về qua cảng này như bia Tsingtao của Trung Quốc, bia ICING của Hàn Quốc, bia hiệu Loroyse, bia Gấu, bia gừng...

Đáng chú ý, các loại bia nhập khẩu dù bán trên thị trường giá rất cao, được gắn mác hàng cao cấp nhưng thực tế giá nhập khẩu lại khá thấp. Đơn cử, bia Corona được bán rất phổ biến ở các siêu thị, cửa hàng bia, tiêu thụ nhiều ở các nhà hàng, quán bar với giá bán lẻ khoảng 34.000 đồng/chai, giá trong các nhà hàng, quán ăn cao hơn rất nhiều, thậm chí gấp đôi, gấp ba mức giá trên, nhưng giá nhập khẩu cũng chỉ 7.700 đồng/chai. Hay nhãn hiệu bia Stella Artois S. cũng đã có mặt ở thị trường TP.HCM và được nhập về chính ngạch, với giá nhập khẩu chỉ khoảng 7.300 đồng/chai loại 330ml. Nhưng sau khi có thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và chi phí, lợi nhuận của nhà nhập khẩu, phân phối, giá bán lẻ đã lên tới 43.000 đồng/chai. Nhiều loại bia khác cũng có giá nhập khẩu khá rẻ, chỉ tương đương bia nội, thậm chí rẻ hơn.

Nguồn: Thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Bia rượu - nước giải khát VN

“Uống bia nhiều hơn uống nước”

Ông Michel de Carvalho, chủ sở hữu thương hiệu bia Heineken, trong một lần gặp gỡ báo chí đã tỏ ra ngạc nhiên về tốc độ tiêu thụ nhãn hiệu bia này tại VN. Ông cho biết trong năm 2010 người Việt đã uống hơn 200 triệu lít bia nhãn hiệu này, chỉ sau Mỹ, Pháp trong danh sách 170 thị trường trên thế giới mà dòng bia này có mặt. Và dự báo đến năm 2015 VN sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia Heineken... lớn nhất thế giới!

Bà Q., điều hành nhà hàng khoảng 25 bàn tại Q.Phú Nhuận, cho biết số tiền khách chi cho uống bia ở nhà hàng của bà chiếm hơn 60% trên tổng chi phí của mỗi bàn. Mỗi ngày nhà hàng này tiêu thụ khoảng 40 thùng (loại 24 lon/thùng) các loại, những ngày lễ tết cao hơn 20-30%. Chủ một quán bia tươi tại TP.HCM cho biết cao điểm của nơi này đón khoảng 800 khách mỗi ngày nhưng ngày bình thường cũng không dưới 500 khách đến uống bia. Tính trung bình mỗi người uống 2-3 ly bia (loại 300ml), mỗi ngày nơi này cũng tiêu thụ vài trăm lít bia. Tương tự, một nhà hàng tại Q.1 cho biết chỉ riêng một nhãn hiệu bia Nhật Bản mỗi đêm đã bán được 500 ly, bia tươi nhãn hiệu T sản xuất trong nước trung bình 200-250 lít/đêm.

Chủ một cửa hàng tạp hóa trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (Q.Phú Nhuận) cho biết lượng bia bán ra luôn cao hơn lượng nước ngọt. Mặc dù chỉ là cửa hàng nhỏ nhưng trong khoảng ba năm gần đây, chỉ vài ngày cận tết, lượng bia (chủ yếu Heineken) bán ra khoảng 50-70 thùng. Trong khi đó, lượng nước ngọt bán ra thấp hơn rất nhiều. “Hình như uống bia nhiều hơn uống nước” - chủ cửa hàng này nói hài hước.

Bà Kim Phượng, chủ cửa hàng tạp hóa Kim Phượng (đường Đào Duy Anh, Q.Phú Nhuận), cho biết trong tháng tết vừa qua, dù không phải là cửa hàng bán được nhiều nhất ở khu vực đường Đào Duy Anh nhưng cũng bán được tới 200 thùng. “Tôi lấy vào 200 thùng bia các loại thì bán hết sạch. Trong khi lấy vào 200 thùng nước ngọt thì hiện vẫn còn tồn lại 100 thùng” - bà Phượng nói.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Bia rượu - nước giải khát VN (VBA), nếu năm 2000 mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người (trên 15 tuổi) từ 10,04 lít bia/người/năm thì đến năm 2008 con số này đã là 22 lít/người/năm và hiện nay đã trên 27 lít/người/năm. Theo một chuyên gia trong ngành thực phẩm - đồ uống, tỉ lệ thực uống có thể sẽ cao hơn rất nhiều so với con số thống kê, vì “chỉ cần nhìn vào tốc độ tăng trưởng sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất đều thấy con số sản xuất triệu lít/năm giờ đây đã thay bằng tỉ lít/năm”.

Bia ngoại chiếm lĩnh thị phần cao cấp

Thực tế, trong số hơn 3 tỉ lít bia đã được tiêu thụ trong năm 2013 tại VN, các thương hiệu bia nội chủ yếu giữ được phân khúc giá trung bình trở xuống. Chiếm gần 43% lượng sản xuất bia hiện nay trên toàn thị trường với mức tiêu thụ khoảng 1,33 tỉ lít trong năm 2013, nhưng các sản phẩm chủ lực của Tổng công ty cổ phần Bia rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hiện chỉ đang tập trung vào phân khúc phổ thông cho hai loại “333” và “Sài Gòn đỏ”, có sản lượng xấp xỉ 950 triệu lít trong năm qua.

Những thương hiệu cao cấp khác của Sabeco sau này như “Saigon Special”, “Saigon Lager” hay tới đây là “Saigon Gold” chuẩn bị tung ra thị trường, trong mắt người tiêu dùng vẫn chưa thể cạnh tranh ngang ngửa về “đẳng cấp” so với một số thương hiệu bia ngoại truyền thống lâu nay như Heineken, Tiger, Larue, hoặc thậm chí là những thương hiệu ngoại nhập khác như Sapporo, Corona, Budweiser, Leffe Brown... dù có mức giá cao ngất ngưởng.

Với Công ty TNHH nhà máy bia VN (VBL) - đơn vị đang sở hữu bia Heineken, Tiger, Larue,VBL, dù chỉ đang chiếm chưa tới 22% thị phần tiêu thụ nhưng gần như chiếm lĩnh chủ yếu ở phân khúc các khách sạn, nhà hàng, tụ điểm giải trí cao cấp về sự lựa chọn. Thương hiệu này cũng chọn con đường gia tăng năng lực sản xuất một cách âm thầm thông qua việc liên kết sản xuất ở nhiều địa phương. Nhiều nguồn tin cho hay nếu chỉ cho rằng khả năng cung ứng của VBL ở mức 500-600 triệu lít/năm như trước đây thì thật là sai lầm, bởi khả năng của họ cũng đã dần cán mốc 1 tỉ lít/năm, vượt Tổng công ty Bia rượu - nước giải khát Hà Nội (Habeco) và chỉ đang xếp sau Sabeco.

Hà Nội: bia ngoại tràn ngập siêu thị

Tại Hà Nội cũng có đủ thương hiệu bia đến từ các nước Mỹ, Nhật Bản, Đức, Bỉ, Pháp, Hà Lan... Từ siêu thị lớn hay nhỏ đến các cửa hàng bán rượu bia, bia nhập khẩu được bày bán rất phổ biến, đa dạng với nhiều loại được đóng trong chai và lon với dung tích 330ml, 500ml, 650ml. Đáng chú ý, các loại bia nhập khẩu được xếp ở những vị trí được xem là khá nổi bật trong kệ hàng hóa đồ uống tại các siêu thị.

Giá bia nhập khẩu khá đắt, từ 30.000-122.000 đồng/lon hoặc chai tùy theo dung tích và nhãn hàng. Cụ thể, bia Bitburger lon 500 ml/lon xuất xứ Đức có giá 720.000 đồng/thùng 24 lon, hai thương hiệu bia được nhập khẩu từ Bỉ có giá khá đắt là bia Duvel 103.000 đồng/chai 330ml và bia Chimay có giá từ 95.000-122.000 đồng/chai 330ml...

Ông Ngọc, chủ cửa hàng bia trên phố Hàng Buồm, cho biết lượng tiêu thụ bia ngoại trong mấy ngày Tết Nguyên đán vừa qua tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng tiêu thụ mạnh nhất là bia lon của Bỉ, Nhật Bản, Đức... Còn các loại có giá đắt hơn như bia chai thường được dùng để làm quà biếu.

L.THANH

TRẦN VŨ NGHI - BẠCH HOÀN - LÊ NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ doanh nghiệp muốn tuyển sinh viên làm công nhân, 'mặt mày hiền lành, không xăm trổ' duyệt ngay

Tại buổi đối thoại giữa các doanh nghiệp với Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (DSEZA) sáng 23-5, các doanh nghiệp cho biết rất mong muốn mời sinh viên đại học và cả bộ đội vào làm việc, trả lương hấp dẫn.

Chủ doanh nghiệp muốn tuyển sinh viên làm công nhân, 'mặt mày hiền lành, không xăm trổ' duyệt ngay

Sản phẩm đặc trưng xứ Huế 'tìm' người dùng TP.HCM

Một hội nghị kết nối đã diễn ra, mở ra cơ hội cho những sản phẩm đặc trưng của cố đô Huế đến gần hơn với người tiêu dùng phía Nam.

Sản phẩm đặc trưng xứ Huế 'tìm' người dùng TP.HCM

Du lịch golf Việt Nam kỳ vọng hút mạnh khách du lịch Nhật Bản

Một cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã hé mở những kế hoạch đầy tham vọng cho ngành du lịch golf.

Du lịch golf Việt Nam kỳ vọng hút mạnh khách du lịch Nhật Bản

TP.HCM: Người dân mua nhà 20 năm vẫn 'trắng' sổ hồng

Người dân đã mua nhà tại 17 dự án ở TP.HCM rơi vào tình trạng 'trắng' sổ hồng nhiều năm, cá biệt có không ít người dân mua nhà tại dự án khu nhà ở 9B4 - 9B8 (khu dân cư Dương Hồng) ở huyện Bình Chánh vẫn chưa có sổ hồng dù đã 20 năm.

TP.HCM: Người dân mua nhà 20 năm vẫn 'trắng' sổ hồng

Thủ tướng: 'Chờ đợi xử lý cả rừng thủ tục thì cơ hội qua mất rồi'

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ sự sốt ruột trước tình trạng vướng mắc chính sách, thủ tục khi thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí sáng 23-5.

Thủ tướng: 'Chờ đợi xử lý cả rừng thủ tục thì cơ hội qua mất rồi'

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Tập đoàn Vingroup đồng hành cùng thành phố thực hiện hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố xanh và thân thiện với môi trường.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar