25/04/2025 13:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bí thư Thành ủy Huế lý giải việc giữ nguyên cách đặt tên xã mới theo số 1, 2, 3

Bí thư Thành ủy TP Huế Lê Trường Lưu lý giải vì sao Huế vẫn giữ nguyên phương án đặt tên các xã vùng cao ở huyện A Lưới hiện tại theo số từ 1 đến 5, trong khi các địa phương lân cận đã thay đổi cách đặt tên này.

ĐẶT TÊN - Ảnh 1.

Huyện vùng cao A Lưới của TP Huế được chia thành 5 xã và đặt tên theo số thứ tự là A Lưới từ 1 đến 5 - Ảnh: NHẬT LINH

Sáng 25-4, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Huế đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 23, nhiệm kỳ 2021-2026 để bàn về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc sắp xếp và đặt tên các xã phường mới.

Vì sao Huế giữ nguyên phương án đặt tên xã A Lưới từ 1 đến 5?

Tại cuộc họp, các đại biểu HĐND TP Huế đã đưa ra thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có việc cho ý kiến, thông qua đề án sắp xếp, đặt tên đơn vị hành chính cấp xã của thành phố.

Theo đề án, TP Huế dự kiến có 40 đơn vị hành chính cấp xã sau khi sắp xếp lại 133 xã, phường hiện tại. Trong 40 đơn vị hành chính này có nhiều tên gọi địa giới hành chính cấp xã mới được đặt tên.

Đặc biệt 5 xã mới ở huyện A Lưới được đặt tên theo số thứ tự là A Lưới từ 1 đến 5.

Ông Lê Trường Lưu - bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP Huế - cho biết vừa qua thành phố có lắng nghe tâm tư của người dân trong việc đặt lại tên gọi các xã phường, đặc biệt ở khu vực huyện A Lưới hiện nay.

Theo ông Lưu, hiện phương án lấy tên gọi ở Huế chủ yếu gắn liền với địa danh, lịch sử, tên gọi của vùng đất hiện hữu. Riêng với huyện A Lưới, việc lên phương án đặt tên gọi mới được lãnh đạo thành phố hết sức cân nhắc.

"Các địa phương đều không muốn mất đi tên gọi hiện hữu của mình nên mới có các bộ tên lấy từ chữ cái đầu của địa phương ghép lại như Quảng Nhâm, Trung Sơn… và hầu hết không có ý nghĩa. Lần này huyện A Lưới đề nghị không muốn mất đi địa danh A Lưới đã đi vào lịch sử", ông Lưu nói.

Bí thư Thành ủy Huế lý giải việc giữ nguyên cách đặt tên xã mới theo số 1, 2, 3 - Ảnh 3.

Ông Hồ Đàm Giang, chủ tịch UBND huyện A Lưới, lý giải cách đặt tên các xã mới ở huyện vùng cao của TP Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Nói thêm về điều này, ông Hồ Đàm Giang - chủ tịch UBND huyện A Lưới - cho biết sau khi đưa ra phương án đặt tên 5 xã sau sắp xếp là A Lưới từ 1 đến 5, huyện đã tiến hành lấy ý kiến người dân và đạt được sự đồng thuận cao với hơn 96%.

"A Lưới xác định nếu đặt tên theo tên sông, tên suối, tên bản làng hiện nay thì rất dài, không đúng với tinh thần chỉ đạo của Trung ương là ngắn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ đi vào tiềm thức của người dân.

Đặc biệt các tên gọi này rất khó khăn trong việc số hóa, không thể đồng bộ. Trong khi cái tên A Lưới đã đi vào lịch sử, được bạn bè trong và ngoài nước biết đến", ông Giang nói.

Ông Nguyễn Văn Phương - chủ tịch UBND TP Huế - cho biết việc có nhiều ý kiến khác nhau về tên gọi các phường, xã mới là điều hết sức bình thường.

"Đến hiện nay việc đặt tên các xã phường mới sau sáp nhập được làm hết sức chặt chẽ, đúng quy định, phù hợp với tính chất lịch sử của địa phương và được người dân thành phố đồng tình cao", ông Phương nói.

Không được phép bỏ bê công việc khi sắp xếp xã, phường và bỏ cấp huyện

Tại cuộc họp, ông Phan Thiên Định - bí thư Quận ủy quận Thuận Hóa - đề nghị hội đồng nghiên cứu, có kế hoạch sử dụng các trụ sở hành chính hiện tại của cấp quận, huyện để làm trụ sở hành chính cấp xã sau sáp nhập.

Theo ông Định, hiện nay hầu hết các tài liệu lưu trữ, văn bản hành chính quan trọng đang được lưu giữ tại trụ sở chính của các quận huyện. Sau khi bỏ cấp huyện, các địa phương cần một trụ sở hành chính đủ lớn để điều hành công việc.

Việc nghiên cứu sử dụng các trụ sở này một cách hợp lý, theo ông Định, là điều cần phải làm để tránh tình trạng lãng phí của công.

ĐẶT TÊN - Ảnh 3.

BÍ thư Thành ủy TP Huế Lê Trường Lưu tại kỳ họp chuyên đề HĐND TP Huế lần thứ 23 - Ảnh: N.LINH

Ông Lê Trường Lưu cho biết việc sử dụng các trụ sở hành chính cấp huyện đang được nghiên cứu. Trước mắt các trụ sở hành chính cấp xã mới trên địa bàn đã có phương án đặt tại đâu, sử dụng như thế nào.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, việc đặt trụ sở hành chính cấp xã sẽ được tiếp tục nghiên cứu, tính toán để đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với nguyện vọng người dân.

Ông Lưu cũng yêu cầu các cấp chính quyền không được bỏ bê, lơ là công việc trong giai đoạn trước, trong và sau khi sắp xếp cấp xã, bỏ cấp huyện. Đặc biệt là công việc tại các ban quản lý dự án, các thủ tục hành chính của người dân ở cấp huyện.

Ninh Thuận bỏ đặt tên phường xã theo số thứ tự

Tỉnh Ninh Thuận thống nhất điều chỉnh tên gọi các xã phường của đơn vị hành chính mới sau sắp xếp, không còn các tên gọi kèm số thứ tự như trước đó.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu Giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

Loại hỏa pháo được bắn từ súng thần công ở Kỳ đài Huế hôm 3-5 được mua từ năm 2023 và hết hạn sử dụng từ lâu, dẫn đến sự cố trên.

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Công ty cổ phần đầu tư F88 chuẩn bị niêm yết trên sàn UpCOM. Nhiều thông tin tài chính được chuỗi cầm đồ lớn nhất cả nước này minh bạch tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024.

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar