07/01/2022 13:22 GMT+7

Phải tuyên truyền việc thay đổi nhận thức, thói quen để sống thích ứng, ứng phó với dịch

THẢO LÊ
THẢO LÊ

TTO - Đó là dặn dò của Bí thư Nguyễn Văn Nên với đội ngũ làm công tác tuyên giáo. Theo ông, làm tuyên giáo phải nghe nhiều hơn, nghe đa chiều.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Lời chê bai, nếu hợp lý, cần tiếp thu để sửa - Ảnh 1.

Bí thư Nguyễn Văn Nên trao bằng khen cho các tập thể có thành tích tiêu biểu trong công tác tuyên giáo - Ảnh: THẢO LÊ

Sáng 7-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Phát biểu chỉ đạo, ông Nguyễn Văn Nên - bí thư Thành ủy TP.HCM - cho rằng dù đứng trước nhiều khó khăn nhưng hoạt động của ngành tuyên giáo thời gian qua có nhiều nỗ lực đáng trân trọng và biểu dương.

Ngành tuyên giáo đã đeo bám những nhiệm vụ trọng tâm; phổ biến nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; tuyên truyền học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đấu tranh phòng chống những thông tin xấu độc; tham mưu cho TP tổ chức chuỗi hoạt động nổi bật…

Tuy nhiên, Bí thư Nên nhìn nhận bên cạnh những kết quả đạt được, ngành tuyên giáo vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động còn lúng túng, chưa tham mưu kịp thời cho lãnh đạo TP để ban hành những chủ trương sát hơn, chuẩn hơn.

Một số lĩnh vực còn bị động, nhất là trong việc truyền thông báo chí về công tác phòng chống dịch, đôi lúc thiếu đồng bộ, gây phiền toái. Bí thư Nên đề nghị ngành tuyên giáo phải nhìn nhận và sâu sắc rút kinh nghiệm.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Lời chê bai, nếu hợp lý, cần tiếp thu để sửa - Ảnh 2.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị - Ảnh: THẢO LÊ

Năm 2022, TP phải "vượt chướng ngại vật", tăng tốc để bù đắp lại khoảng thời gian bị thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, theo ông Nên, mặc dù các chỉ số về dịch đều giảm nhưng không được chủ quan. Biến chủng mới Omicron đã lây lan gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, tốc độ lây nhiễm gấp nhiều lần so với biến chủng Delta.

"Mặc dù mức độ nguy hiểm vẫn đang được phân tích nhưng phải nhìn nhận rằng càng nhiều người nhiễm thì sẽ càng nhiều người bệnh nặng. Nhiều người nặng thì có xác suất người chuyển nặng" - Bí thư Nên nói.

Do đó, TP phải tiếp tục thực hiện chiến lược y tế bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân, chiến dịch bảo vệ nhóm người nguy cơ. Đồng thời, thực hiện kế hoạch khôi phục nền kinh tế, đưa cuộc sống người dân từng bước về trạng thái "bình thường mới", đảm bảo những sinh hoạt của người dân. Ngành tuyên giáo phải tuyên truyền việc thay đổi nhận thức, thói quen để sống thích ứng, ứng phó với dịch.

Bí thư Nên nhìn nhận thời gian tới, ngành tuyên giáo có thể đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn hơn. Trong tình hình dịch bệnh, nhiều người đã lợi dụng để trục lợi, làm thuốc giả, xét nghiệm giả, tuyên truyền thông tin xấu độc. Ngành tuyên giáo cùng các cơ quan chức năng phải nắm bắt kịp thời để xử lý.

Để làm tốt nhiệm vụ nắm bắt dư luận xã hội, Bí thư Nguyễn Văn Nên đặc biệt dặn dò đội ngũ làm công tác tuyên giáo phải đổi mới tư duy hoạt động, phải biết lắng nghe và phân tích nhiều hơn.

"Nghe nhân dân mong muốn gì ở chính quyền để tham mưu cho lãnh đạo TP. Lắng nghe đa chiều. Có những người bức xúc, cay cú, chê bai nhưng chúng ta phải bình tĩnh lắng nghe. Nghe người ta chê bai có hợp lý không, nếu có lý phải tiếp thu mà sửa chữa" - Bí thư Nên nói.

4 nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của ngành tuyên giáo

img_4648

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê báo cáo tại hội nghị - Ảnh: THẢO LÊ

Báo cáo tại hội nghị, ông Phan Nguyễn Như Khuê - trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM - đánh giá năm 2021, ngành tuyên giáo TP đã triển khai đồng bộ các hoạt động để bảo đảm kế hoạch cũng như nhiệm vụ đột xuất, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, đặc biệt là đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Tuy nhiên, trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong năm vừa qua.

Theo ông Khuê, năm 2022, ngành tuyên giáo TP xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng công tác tư tưởng Đảng bộ TP trong tình hình mới, công tác tư tưởng kiên quyết thực hiện hiệu quả việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đồng thời, triển khai đề án xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; tăng cường năng lực dự báo, nắm bắt và xử lý các tình huống phát sinh trên không gian mạng...

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM làm bí thư quận 10

TTO - Ông Lê Văn Minh - phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM - được điều động, chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ, giữ chức vụ bí thư Quận ủy quận 10.

THẢO LÊ
Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Tin cùng chuyên mục

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình của Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu và Úc Châu 1 gởi UBND TP.HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Một phó trưởng phòng của Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng tiền hỗ trợ.

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Anh H.D. - cán bộ Công an cửa khẩu ở cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (sân bay Phú Quốc) - đã bị tạm đình chỉ công tác.

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Bộ Nội vụ đang ưu tiên và tập trung cao độ trình Chính phủ ban hành các nghị định về phân định thẩm quyền nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hai cấp và phân cấp, phân quyền.

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?

Thay vì khái niệm lãnh thổ (trước đây là tỉnh, huyện, xã), việc tổ chức chức năng, thẩm quyền của viện kiểm sát, tòa án theo mô hình chính quyền cơ sở 2 cấp sẽ theo 'địa hạt tư pháp'.

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?