24/01/2023 20:30 GMT+7

Bị Thổ Nhĩ Kỳ cản, Phần Lan tính vào NATO bằng kế hoạch B

Phần Lan đang nghĩ đến việc vào NATO trước Thụy Điển khi quốc gia láng giềng liên tục gặp vấn đề với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có tiếng nói quyết định việc kết nạp hai nước Bắc Âu.

Bị Thổ Nhĩ Kỳ cản, Phần Lan tính vào NATO bằng kế hoạch B - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto trong một cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Bỉ tháng 7-2022 - Ảnh: REUTERS

Nhận được sự đồng ý của tất cả thành viên hiện thời là điều kiện bắt buộc để vào NATO. Thụy Điển và Phần Lan cùng nộp đơn xin gia nhập, song những vấn đề giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển đang kéo chân cả Phần Lan.

Hôm 23-1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Thụy Điển không nên mong đợi sự ủng hộ của Ankara sau cuộc biểu tình gần Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm vào cuối tuần trước.

Một bản sao kinh Koran đã bị đốt trong cuộc biểu tình, khiến Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước Hồi giáo tức giận. Sự việc xảy ra chỉ vài tuần sau khi một nhóm người Kurd treo ngược hình nộm của ông Erdogan trước Tòa thị chính Stockholm.

Những vấn đề giữa Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Phần Lan lo lắng cho con đường vào NATO.

"Chúng ta cần phải đánh giá tình hình. Chẳng hạn về lâu dài liệu có điều gì đó sẽ xảy ra và ngăn cản Thụy Điển tiến về phía trước hay không?", Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto nói với đài truyền hình Yle ngày 24-1.

Phát ngôn của ngoại trưởng Phần Lan đã gây lo lắng ở Thụy Điển. Ngoại trưởng Tobias Billstrom của Thụy Điển cho biết ông đã liên lạc với Helsinki để hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra.

Ông Haavisto sau đó đã phải lên tiếng giải thích, khẳng định vẫn ưu tiên mục tiêu cùng vào NATO với Thụy Điển. Ông khẳng định vẫn còn quá sớm để nói Phần Lan sẽ đi một mình vào thời điểm này.

"Nhưng tất nhiên trong tâm trí của chúng tôi lúc này, chúng tôi vẫn đang nghĩ về những viễn cảnh khác, khi mà một số quốc gia bị cấm gia nhập vĩnh viễn", ngoại trưởng Phần Lan nói đầy ẩn ý.

Ông cũng đồng thời chĩa mũi nhọn về phía Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng chính quyền Erdogan đang làm to chuyện để kiếm phiếu. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức bầu tổng thống và quốc hội vào giữa tháng 5-2023.

Ankara đã ký một biên bản ghi nhớ với hai quốc gia Bắc Âu vào cuối tháng 6-2022, mở đường cho quá trình kết nạp.

Nhưng Ankara tuyên bố các yêu cầu của họ vẫn chưa được đáp ứng, đặc biệt là chuyện dẫn độ một số người từ Thụy Điển và Phần Lan nằm trong danh sách "khủng bố" của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong những tháng gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện rõ sẽ không phản đối Phần Lan gia nhập NATO.

Tại Helsinki, giới chức Phần Lan đã nhiều lần bác bỏ chuyện gia nhập NATO mà không có Thụy Điển, nhấn mạnh lợi ích của việc hai nước Bắc Âu trở thành thành viên cùng lúc.

Nhưng "sự thất vọng đã tăng lên ở nhiều nơi tại Helsinki" và "lần đầu tiên người ta nói to rằng có những khả năng khác", ông Matti Pesu, một nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ quốc tế Phần Lan, nói với Hãng thông tấn AFP.

"Đã có một sự thay đổi trong quan điểm của Phần Lan - ông Pesu nói - Họ đang nói rất to kế hoạch B của mình".

Nga hạ cấp quan hệ ngoại giao với thành viên NATO

Nga thông báo sẽ hạ cấp quan hệ ngoại giao với Estonia, thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cáo buộc nước này "hoàn toàn bài Nga".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 17-5: Israel lại tấn công quy mô lớn vào Gaza; Kết quả đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump giận dữ với Tòa án Tối cao Mỹ vì ngăn chặn nỗ lực trục xuất người; Tỉ phú Thái Lan ra trình diện do tòa nhà sập trong động đất.

Tin tức thế giới 17-5: Israel lại tấn công quy mô lớn vào Gaza; Kết quả đàm phán Nga - Ukraine

Công tố viên Tòa hình sự quốc tế tạm rời chức giữa bê bối quấy rối tình dục

Ông Karim Khan, công tố viên trưởng của Tòa hình sự quốc tế (ICC), sẽ tạm nghỉ trong khi chờ kết luận cuộc điều tra nội bộ về cáo buộc quấy rối tình dục.

Công tố viên Tòa hình sự quốc tế tạm rời chức giữa bê bối quấy rối tình dục

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết Tổng thống Trump 'vẫn hy vọng có thể làm được điều gì đó', sau cuộc đàm phán tại Istanbul.

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Động thái được cho là phản ánh mối quan hệ đang nhanh chóng được cải thiện giữa Syria với các nước Ả Rập vùng Vịnh và phương Tây.

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar