20/04/2025 11:32 GMT+7

Bị phản ứng vì thu tiền không thông qua hội phụ huynh, lãnh đạo trường nói gì?

Trường tiểu học số 1 Đồng Lê (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) thu tiền mô hình “Nuôi heo đất, góp yêu thương, xây dựng lớp học, trường học hạnh phúc” nhưng không thông qua hội phụ huynh khiến nhiều phụ huynh phản ứng.

thu tiền - Ảnh 1.

Trường tiểu học số 1 Đồng Lê bị phụ huynh phản ứng vì thu tiền không thông qua ý kiến phụ huynh - Ảnh: QUỐC NAM

Những ngày giữa tháng 4, mạng xã hội tại Quảng Bình liên tục xuất hiện nhiều bài đăng phản ánh việc Trường tiểu học số 1 Đồng Lê (huyện Tuyên Hóa) thu tiền mô hình "Nuôi heo đất, góp yêu thương, xây dựng lớp học, trường học hạnh phúc" nhưng không thông qua hội phụ huynh.

Việc thu tiền còn bị phản ứng vì thu lúc sắp hết năm học.

Thu tiền chỉ bằng một tin nhắn

Theo nhiều phụ huynh có con đang học tại Trường tiểu học số 1 Đồng Lê, từ cuối tháng 3, trên nhóm Zalo của phụ huynh các lớp, giáo viên chủ nhiệm gửi một tin nhắn với nội dung thu tiền để thực hiện mô hình "Nuôi heo đất, góp yêu thương, xây dựng lớp học, trường học hạnh phúc". 

Nội dung tin nhắn đưa ra mức tiền nộp cho mỗi học sinh là 500 đồng/ngày. Cả năm là 180.000 đồng mỗi em. Giáo viên chủ nhiệm cũng ghi rõ mục đích của việc nộp tiền là để xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ tốt cho hoạt động giáo dục trong nhà trường.

"Bố mẹ có thể nộp trực tiếp cho cô giáo chủ nhiệm hoặc gửi qua số tài khoản của cô", tin nhắn viết.

Sau khi nhận tin nhắn, nhiều phụ huynh đã nộp tiền cho giáo viên. Tuy nhiên một số phụ huynh khác phản ứng việc thu tiền này vì trước đó chưa hề được nhà trường thông qua ý kiến.

"180.000 đồng/học sinh không phải là số tiền nhỏ với vùng nông thôn. Nhà có hai, ba đứa con học tiểu học thì con số sẽ rất lớn. Nhưng mô hình này không được lấy ý kiến rộng rãi từ phụ huynh trước khi triển khai. Chúng tôi cũng không biết về kế hoạch chi tiêu số tiền này vào việc gì. Giáo viên chỉ nhắn một tin nhắn và kêu phụ huynh nộp như vậy là không được", một phụ huynh nói.

Một phụ huynh khác nói chỉ còn vài tuần nữa là kết thúc năm học, nhưng trường lại triển khai thu tiền là không phù hợp. Ngoài ra nhiều học sinh con hộ nghèo, gia đình khó khăn cũng bị cào bằng nộp tiền như học sinh bình thường khiến nhiều gia đình thêm gánh nặng.

"Cách làm có thiếu sót và chưa phù hợp"

Trả lời Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Thị Nguyệt Ánh - hiệu trưởng Trường tiểu học số 1 Đồng Lê - xác nhận có việc thông báo nộp tiền nói trên. Bà Ánh cho biết nhà trường triển khai mô hình "Nuôi heo đất, góp yêu thương, xây dựng lớp học, trường học hạnh phúc" là thực hiện kế hoạch "dân vận khéo" - hoạt động triển khai vào đầu năm dương lịch của Đảng ủy thị trấn.

Mô hình này có 2 nội dung. Một là hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường. Phương án sẽ là hỗ trợ theo tháng. Mỗi em sẽ được hỗ trợ một số tiền phục vụ việc sinh hoạt và học tập. Thứ hai là xây dựng một số góc yêu thương để học sinh vui chơi, đọc sách.

Bà Ánh thừa nhận khi triển khai mô hình đã có thiếu sót khi chưa thông qua hội phụ huynh trường, hội phụ huynh các lớp trước khi thực hiện.

Cũng theo bà Ánh, toàn bộ hơn 500 học sinh của trường đều nằm trong diện đóng góp. Trong đó học sinh lớp 5 đóng 5 tháng. Còn lại đóng cả năm.

Liên quan đến việc cào bằng đóng góp cho tất cả học sinh, kể cả học sinh nghèo, trong khi tiền này một phần dùng để hỗ trợ học sinh nghèo, bà Ánh cũng xác nhận đây là sơ suất của trường khi triển khai.

"Sau khi có phản ứng từ một số phụ huynh, nhà trường quyết định dừng mô hình. Các giáo viên cũng đã trả lại số tiền mà phụ huynh và học sinh đã nộp", bà Ánh cho hay.

Ông Hoàng Văn Phúc, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuyên Hóa nói qua thông tin phòng nắm được thì cho thấy bản chất của mô hình là tốt, nhưng cách triển khai thông tin chưa rõ ràng. "Lẽ ra, trước đó nhà trường nên vận động học sinh, phụ huynh nộp tiền xây dựng mô hình theo tinh thần tự nguyện", ông Phúc cho hay.

Cũng theo ông Phúc, phòng này sẽ căn cứ trên báo cáo giải trình của trường, rồi sẽ đưa ra hình thức xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.

Trường tiểu học mở 'câu lạc bộ' môn học nói đã ngưng thu tiền

Liên quan vụ Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tổ chức 'câu lạc bộ' môn học, trường nói đã ngưng thu tiền từ tháng 2-2025.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar