21/01/2019 21:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bí mật của chiếc đuôi công

MINH HẢI (Theo bioRxiv)
MINH HẢI (Theo bioRxiv)

TTO - Phần lớn chúng ta đều cho rằng chiếc đuôi là vũ khí để con công trống "tán tỉnh" chim mái. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho biết đuôi còn giúp chim công trốn những kẻ săn mồi trong tự nhiên.

Bí mật của chiếc đuôi công - Ảnh 1.

Ảnh: AFP/Getty

Nghe thì có vẻ không thuyết phục, bởi chiếc đuôi xòe càng to thì sẽ càng thu hút sự chú ý của các loài động vật khác, đặc biệt là với những kẻ đi săn như báo, linh cẩu, hổ. 

Nhưng theo các chuyên gia thuộc trường cao đẳng Haverford (Mỹ) đăng trên trang bioRxiv, phần lớn những loài động vật săn mồi có khả năng nhận biết màu sắc kém.

Theo đó, đuôi công chỉ đẹp và ấn tượng trong mắt con người, còn với động vật khác thì khó phân biệt với môi trường xung quanh.

"Khả năng nhận thức màu sắc ở một số loài động vật săn mồi là nhờ hai loại thụ thể của mắt. Ở con người là ba thụ thể và hầu hết các loài chim là bốn thụ thể", nhóm nghiên cứu giải thích.

Do đó, lông đuôi của một con công trống có thể cho phép chúng thể hiện sức quyến rũ với công mái nhưng lại không lọt vào mắt của kẻ săn mồi.

Để đưa ra nhận định này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật đặc biệt để so sánh sự xuất hiện, thay đổi của màu sắc, độ sáng và độ tương phản của những chiếc lông đuôi công trên nền thực vật xanh. Kết quả cho thấy sự khác biệt rất lớn khi chúng đứng gần một loài săn mồi và một con công khác.

Khi ở gần một con chim công hoặc các loài chim khác, hầu hết lông đuôi công trống có màu sắc và độ sáng tương phản với môi trường xung quanh giống như sự tương phản của quả mọng với lá xanh. Những con công khác nhanh chóng nhận ra nhau.

Ngược lại, khi chúng đứng gần các loài săn mồi động vật có vú, sự tương phản màu sắc và độ sáng của những chiếc lông này ít có sự tương phản và khó phát hiện.

Điều này cho thấy bộ lông đuôi tuyệt đẹp của những con công trống không chỉ để phô diễn điệu múa mời bạn tình mà còn để ngụy trang.

Tuy nhiên, không phải ai cũng bị thuyết phục với giả thuyết này.

Nhà nghiên cứu Marion Petrie thuộc Đại học Newcastle cho rằng, khi tán tỉnh bạn tình, công trống không chỉ xòe đuôi mà còn nhảy, phát tiếng kêu, đôi khi bay lượn làm náo động một góc rừng để thu hút. Chúng không hề ẩn nấp trong bụi rậm nên đuôi không giúp chúng tránh khỏi kẻ săn mồi.

TTO - Bằng cách đạp liên tục bốn chi vào mặt nước để tạo bọt khí và khai thác sức căng bề mặt của nước, tắc kè có thể di chuyển trên nước với tốc độ gần như khi chạy trên mặt đất.

MINH HẢI (Theo bioRxiv)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar