12/08/2016 11:40 GMT+7

Bi hài ảnh chế người di tản 1975 trên sách ảnh Sài Gòn

QUANG THI
QUANG THI

TTO - Nhiếp ảnh gia Tam Thái xin lỗi bạn đọc khi quyển sách ảnh 150 năm hình bóng Sài Gòn do ông sưu tầm và biên khảo dùng tấm ảnh lịch sử quan trọng kèm tấm ảnh “chế” từ photoshop mà ông lấy trên mạng.

Bức ảnh đánh số 515 trong cuốn sách 150 năm hình bóng Sài Gòn được phát hiện là ảnh “chế” - Ảnh: Q.Thi chụp lại từ sách

150 năm hình bóng Sài Gòn đăng bức ảnh chế na ná bức ảnh lịch sử nổi tiếng của phóng viên Hà Lan Hubert Van Es chụp dòng người di tản trên nóc nhà bằng máy bay trực thăng trưa 29-4-1975 tại Sài Gòn.  

Nhiếp ảnh gia Tam Thái cho biết ông lấy bức ảnh là sản phẩm photoshop từ trên mạng Internet, nhưng không nhớ rõ là lấy từ đâu! Và dòng chú thích in trong sách cũng do ông Thái tự chế ra.

Ông Tam Thái cũng thừa nhận mình "không kiểm tra nên mới có sai sót như vậy. Tôi nhìn ảnh mà chú thích chứ không dựa trên nguồn nào cả”.

Họa sĩ thiết kế Trương Huyền Đức cho biết bức ảnh photoshop này là “tác phẩm” của mình và không ngờ có ngày “tác phẩm chế" của mình được in như một bức ảnh tư liệu lịch sử kèm "chú giải như thật để hợp thức hóa cái hình".

Trao đổi với Tuổi Trẻ về lý do bức ảnh xuất hiện trên mạng, Trương Huyền Đức nói: “Sự việc cách đây đã sáu năm, trong thời gian đó có lẽ có người đã đưa lên mạng, hoặc đưa lên những nhóm trò chuyện. Tôi nghĩ lẽ ra nó vô hại, không ngờ lại như thế...!".

Tác giả Tam Thái nói: “Để xảy ra sai sót như vậy, tôi cũng chưa biết cách khắc phục như thế nào. Nhưng trước tiên hãy cho tôi gởi lời xin lỗi đến bạn đọc!”.

Cận cảnh bức ảnh gốc nổi tiếng lâu nay của Hubert Van Es (trên) và bức ảnh chế từ photoshop của Trương Huyền Đức (dưới) bị in nhầm trong sách ảnh tư liệu 150 năm hình bóng Sài Gòn

Ngày 11-8, NXB Trẻ (đơn vị ấn hành cuốn sách 150 năm hình bóng Sài Gòn) cho biết đang thẩm định lại thông tin mà bạn đọc phản ảnh và đã thông báo cho các đơn vị phát hành tạm dừng phát hành quyển sách để chờ thẩm định nội dung.

Nhiếp ảnh Việt Nam từng có những xìcăngđan vì đem ảnh photoshop đi dự ảnh báo chí quốc tế. Sự việc này một lần nữa cho thấy sự dễ dãi khi tiếp cận, biên tập ảnh lịch sử của các nhiếp ảnh gia Việt Nam. Tác giả Tam Thái cũng thừa nhận và xem đây như một bài học cho bản thân mình.

Giờ đây, sự bùng nổ mạng truyền thông giúp việc tiếp cận hình ảnh vô cùng dễ dàng, nhưng nó cũng đang đặt ngược lại người sử dụng về kỹ năng phân tích tính xác thực của hình ảnh.

Sai sót của khâu biên tập làm ảnh hưởng đến uy tín của cuốn sách ảnh, nhưng có những sai sót khác có thể ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, đời sống cá nhân của một con người.

Cách đây không lâu, hình ảnh một vị giáo sư khả kính bị gán ghép những lời lẽ không phải của ông, để rồi ông phải gánh chịu bao “gạch đá” từ lời lẽ trên mạng. Đến khi những học trò của ông lên tiếng, hình ảnh của ông mới được gỡ xuống cùng những lời xin lỗi của những người lỡ chia sẻ với cảm xúc bộc phát.

Những bài học như vậy luôn nhắc nhở người sử dụng ảnh trên mạng nên cẩn thận với nguồn gốc của mỗi bức ảnh.

Ngày 12-8, Nhà xuất bản Trẻ đưa ra lời xin lỗi bạn đọc vì đã để lọt hình ảnh “chế” không đáng có. NXB Trẻ mong bạn đọc lỡ mua phiên bản đầu tiên của ấn phẩm cho phép NXB Trẻ đổi lại sách bằng phiên bản mới có chỉnh sửa, bổ sung. Xem chi tiết TẠI ĐÂY
QUANG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar