17/10/2024 14:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bị gãy tay đi bó bột theo bảo hiểm y tế nhưng hết bột, bệnh viện nói gì?

Tiền mua bảo hiểm y tế đã được đóng cả năm theo quy định. Vậy mà khi bệnh nhân bị gãy tay phải đến bệnh viện lại không có bột để bó bột, phải ra ngoài mua. Bệnh viện nói gì về chuyện này?

Bị gãy tay đến bệnh viện bó bột, bảo hiểm lại hết bột thạch cao! - Ảnh 1.

Nhân viên y tế kiểm tra tủ thuốc tại trạm y tế ở TP.HCM (Ảnh minh họa) - Ảnh: XUÂN MAI

Tôi vừa đóng tiền mua bảo hiểm y tế cho con. Mức đóng là 884.552 đồng/năm. 

Theo thông báo của nhà trường, sinh viên sẽ phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc năm 2025. Năm trước cũng vậy, con mua bảo hiểm y tế bắt buộc với 680.400 đồng. 

Thế nhưng điều tôi thấy vô lý và vô cùng băn khoăn là con tôi phải ra ngoài mua thuốc dù điều trị ở bệnh viện theo đúng tuyến bảo hiểm.

Cụ thể, tháng 9 rồi, con tôi không may bị gãy chân. Tôi đã đưa con đến khám và điều trị tại Bệnh viện Giao thông vận tải ở Hà Nội. 

Sau khi khám và chụp phim, bác sĩ chỉ định chân con phải bó bột. Tuy nhiên, bác sĩ nói bệnh viện hiện hết bột thạch cao nên hướng dẫn tôi ra nhà thuốc bệnh viện mua bột để bác sĩ bó. Lý do bệnh viện cho biết là thuốc bảo hiểm tạm hết!

Tôi nghĩ nếu là một căn bệnh phổ biến, nhiều bệnh nhân mắc thì việc thiếu thuốc tạm thời đã không dễ chấp nhận. Đằng này bột thạch cao để bó cho bệnh nhân gãy xương nhưng bảo hiểm cũng không còn. 

Bất thường nữa là chuyện lại xảy ra tại một bệnh viện ở trung tâm Hà Nội.

Là người mua bảo hiểm y tế, chúng tôi là khách hàng. Tiền mua bảo hiểm y tế đã được đóng cả năm và đóng đầy đủ không thiếu một đồng theo đúng quy định. 

Hơn nữa, theo Luật Bảo hiểm y tế thì học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế. Vậy tại sao đến khi phải đến bệnh viện đúng tuyến bảo hiểm lại không có bột thạch cao để điều trị?

Rõ ràng quyền lợi người dân tham gia bảo hiểm y tế đang bị ảnh hưởng. 

Thêm nữa, riêng với trường hợp của con tôi, ý nghĩa quan trọng của chính sách bảo hiểm y tế đối với sinh viên không còn nhiều. Vì mục tiêu đặt ra bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đối tượng này ngay tại nhà trường.

Để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, tôi rất mong cần chấm dứt tình trạng người dân có bảo hiểm y tế phải mua thuốc bên ngoài. 

Khám bảo hiểm y tế: Bao giờ chấm dứt tình trạng mua thuốc ngoài?

Mua bảo hiểm y tế nhưng khi người dân đi khám, chữa bệnh thì bệnh viện bảo hết thuốc. Nhiều bạn đọc cho rằng như vậy là không công bằng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư hạ tầng: Đừng chỉ chạy theo biểu tượng

Nhiều công trình quy mô lớn, dù có tính biểu tượng, nhưng vận hành chưa thật hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực và đóng góp hạn chế vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đầu tư hạ tầng: Đừng chỉ chạy theo biểu tượng

Ý nghĩa kinh tuyến trục của bản đồ hành chính 34 tỉnh thành

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành thông tư số 24 sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý. Theo đó, kinh tuyến trục của bản đồ 34 tỉnh thành cũng đã được ban hành.

Ý nghĩa kinh tuyến trục của bản đồ hành chính 34 tỉnh thành

'Chém gió' đầu tư ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ

P.T.K.Hoa "chém gió" đầu tư kinh doanh ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lừa được 2,9 tỉ đồng, Hoa mang đi trả nợ và tiêu xài.

'Chém gió' đầu tư ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ

Xác minh clip xe cứu thương va chạm với xe máy tại giao lộ Mai Chí Thọ - Trần Não

Lực lượng cảnh sát giao thông đang xác minh clip xe cứu thương va chạm xe máy tại giao lộ Mai Chí Thọ - Trần Não.

Xác minh clip xe cứu thương va chạm với xe máy tại giao lộ Mai Chí Thọ - Trần Não

Đến với Tuổi Trẻ, đến với nụ cười, lòng yêu thương

Cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã đồng hành cùng tôi - một họa sĩ quê gốc miền Trung xa xôi đã 'mang' tác phẩm mỹ thuật là tranh hội họa hay biếm họa hài hước đến gần với nhiều người.

Đến với Tuổi Trẻ, đến với nụ cười, lòng yêu thương

Ông Phan Văn Bình làm chủ tịch UBND đặc khu Hoàng Sa, Đà Nẵng

Ông Phan Văn Bình, nguyên trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, vừa được bổ nhiệm làm chủ tịch UBND đặc khu Hoàng Sa sau khi thành lập thành phố Đà Nẵng mới.

Ông Phan Văn Bình làm chủ tịch UBND đặc khu Hoàng Sa, Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar