Về trang chủ

Bị đuổi việc vì tự chuẩn bị cơm hộp đi làm

VŨ NGUYỄN 17:40 | 14/08/2024

Nghe thì vô lý nhưng bị đuổi việc vì lý do trên là một vụ việc có thật tại Hàn Quốc, nằm trong số một trong 46 trường hợp bị sa thải bất hợp pháp.

Một nhóm công dân hỗ trợ người lao động ở Hàn Quốc, tên gọi là Gapjil 119, gần đây đã công bố thông tin về 46 trường hợp nhóm này tham vấn trong năm 2023, phần lớn là các vụ sa thải bất hợp pháp từ phía doanh nghiệp.

Bị đuổi việc vì tự chuẩn bị cơm hộp đi làm- Ảnh 1.

Bị đuổi việc vì lý do "trên trời dưới đất"

Theo Korea Herald, những vụ đuổi việc này chủ yếu đến từ các công ty quy mô dưới 5 nhân viên, với đủ mọi lý do "trên trời dưới đất".

Một người lao động cho biết họ từng bị sếp tán tỉnh nhưng từ chối. Vị cấp trên này đã thẳng tay đuổi luôn người này ra khỏi công ty.

Một người nữa thì "than trời" khi bị đuổi việc chỉ vì tự chuẩn bị hộp cơm trưa đến chỗ làm, thay vì ăn chung cùng đồng nghiệp. Mọi nỗ lực tiết kiệm tiền trưa bỗng chốc tan thành mây khói khi một anh sếp đã ra tuyên bố "hãy rời đi nếu chỉ muốn làm theo ý mình".

Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động của Hàn Quốc có quy định các điều kiện làm việc cho nhân viên, tuy nhiên lại không áp dụng cho những doanh nghiệp nhỏ (ít hơn 5 nhân viên), trừ hợp đồng lao động, phiếu lương, mức lương tối thiểu, tiền trợ cấp thôi việc và chế độ nghỉ thai sản.

Việc không áp dụng Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động của Hàn Quốc cho các doanh nghiệp nhỏ khiến nhiều người lao động chịu cảnh bất công. (Ảnh minh họa)

Việc không áp dụng Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động của Hàn Quốc cho các doanh nghiệp nhỏ khiến nhiều người lao động chịu cảnh bất công. (Ảnh minh họa)

Ví dụ, Điều 23-1 quy định người sử dụng lao động không được sa thải, cho thôi việc hoặc điều chuyển một nhân sự mà không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, quy định này lại không áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ. Tương tự, Điều 28 có nội dung "yêu cầu khắc phục hậu quả do sa thải bất công" cũng không được áp dụng với công ty có quy mô ít hơn 5 người.

Điều này đồng nghĩa các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể sa thải nhân viên tùy thích. Họ chỉ cần báo trước người lao động về việc chấm dứt hợp đồng, theo Điều 26.

Ở một trường hợp khác Gapjil 119 tiết lộ, có công nhân phải nằm viện 3 ngày do bị thương ở cổ trong lúc làm việc, thế nhưng người đó bị trừ ba ngày lương ở kỳ trả lương tiếp theo.

Ngoài ra, có đến 38 trong số 46 trường hợp tham vấn bị bắt nạt hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Nhóm công dân này cho biết Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động nên được áp dụng cho cả doanh nghiệp nhỏ hơn, sẽ giải quyết được các vấn đề người lao động đang phải chịu cảnh bất công.

Ảnh vui 13-8: 'Thành viên EXO' tái hiện sân khấu Mama sau 12 năm Cô gái mắc bệnh Down trở thành nhân viên hãng hàng không Điểm lại 5 sự kiện ồn ào nhất của Olympic 2024

Bình luận hay

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
X
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
X
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Tin mới nhất BÌNH LUẬN Menu