25/01/2019 18:15 GMT+7

Bị chê béo, thiếu nữ nguy kịch vì uống trà giảm cân mua trên mạng

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Thiếu nữ 19 tuổi ở Hà Nam mới vào Bệnh viện Nội tiết T.Ư do suy kiệt, men gan cao hơn 30 lần so với bình thường, đường huyết giảm... Trong hai tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống trà giảm cân mua trên mạng.

Theo lời kể của bệnh nhân, do bị bạn bè chê béo nên thiếu nữ này thấy tự ti và đã tìm mua bán trên mạng để uống. 

Sau khi sử dụng sản phẩm trong hai tuần, cân nặng có giảm chút ít nhưng bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch: men gan tăng cao hơn 30 lần so với bình thường, đường huyết giảm, cơ thể suy kiệt...

TS Nguyễn Trọng Hưng, phó trưởng khoa dinh dưỡng và tiết chế lâm sàng Bệnh viện Nội tiết T.Ư, cho biết bệnh nhân đã mắc đái tháo đường type 2 và đã điều trị tai Bệnh viện Nội tiết T.Ư bốn năm nay. 

Loại "trà giảm cân" mà bệnh nhân sử dụng được quảng cáo là hoa quả sấy khô nguồn gốc thiên nhiên, không gây hại, bán trên mạng xã hội.

Sau khi uống sản phẩm, bệnh nhân thấy không có cảm giác muốn ăn uống, đầu cứ "ong ong". Sau hai tuần uống "trà giảm cân", bệnh nhân giảm 5kg nhưng người mệt mỏi, khát nước, sụt cân, đầy bụng, người lả đi... 

Xét nghiệm tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư cho thấy tình trạng men gan tăng cao đã gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan, có dấu hiệu suy gan, suy thận.

Do được điều trị kịp thời, bệnh nhân không bị tổn thương não, men gan đã hạ (chỉ cao hơn người bình thường 4-5 lần), thể trạng cũng đã tốt hơn. 

Bác sĩ Hưng cho biết bệnh viện đã từng tiếp nhận một số bệnh nhân uống trà giảm cân bị tăng men gan, nhưng thiếu nữ này là tăng cao nhất.

Bác sĩ Hưng khuyến cáo không nên vì muốn giảm cân nhanh mà sử dụng các loại thuốc, trà không rõ nguồn gốc, thành phần, xuất xứ.

Nếu thực sự cần giảm cân, bác sĩ Hưng khuyến cáo nên gặp bác sĩ để nhận tư vấn, nếu sử dụng sản phẩm chất lượng kém thì có nguy cơ hủy hoại sức khỏe và ảnh hưởng tính mạng.

TTO - Những quảng cáo chứa đầy sự định kiến về giới tính đã buộc các tổ chức liên quan của Anh đưa ra những quy định quảng cáo cụ thể nhằm tránh gây tổn thương tâm lý và tạo sự bình đẳng giữa mọi người dân.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar