14/05/2024 16:38 GMT+7

Bí ẩn pin bền nhất thế giới, hơn 180 năm vẫn chạy tốt

Chiếc chuông chạy bằng pin này đã rung từ năm 1840 và là một trong những thí nghiệm khoa học được thực hiện lâu nhất thế giới.

Chiếc chuông chạy bằng pin này đã rung từ năm 1840 và hiện vẫn đang chạy tốt - Ảnh: owlcation.com

Chiếc chuông chạy bằng pin này đã rung từ năm 1840 và hiện vẫn đang chạy tốt - Ảnh: owlcation.com

Hiện được đặt tại Phòng thí nghiệm Clarendon tại Đại học Oxford, Anh quốc, chuông điện Oxford là một thí nghiệm bao gồm hai chiếc chuông bằng đồng, mỗi chiếc đặt bên dưới một cục pin khô, với một quả cầu kim loại lắc lư giữa chúng. 

Người ta cho rằng tính đến nay nó đã rung hơn 10 tỉ lần.

Được trưng bày lần đầu tiên vào năm 1840, nó được các nhà sản xuất dụng cụ Watkin và Hill chế tạo, và được giáo sư vật lý - mục sư Robert Walker mua lại. Quả cầu lơ lửng giữa hai quả chuông có đường kính 4mm, luân phiên chạm liên tục giữa các quả chuông nhờ lực tĩnh điện và tạo ra tần số dao động 2 Hertz.

Một trong các lý do khiến chiếc chuông hoạt động lâu như vậy được cho là vì ngay từ đầu nó không cần nhiều năng lượng và cũng không bị thất thoát nhiều năng lượng.

Trong khi cần điện áp cao để tạo ra chuyển động thì lúc quả cầu chạm vào một trong những chiếc chuông, cục pin khô tương ứng sẽ phóng ra một điện tích nhỏ, đẩy tĩnh điện vào quả chuông, khiến nó bị hút vào chiếc chuông đối diện.

Chuông điện Oxford đã rung hơn 10 tỉ lần - Ảnh: wikimedia.org

Chuông điện Oxford đã rung hơn 10 tỉ lần - Ảnh: wikimedia.org

"Khi nó di chuyển tới lui, điều xảy ra là quả cầu chạm vào hai chiếc chuông ở hai bên. Và nó sạc và xả liên tục", tiến sĩ Robert Taylor giải thích với BBC.

Điều thú vị và bí ẩn nhất liên quan đến thành phần của pin. Mặc dù các nhà khoa học có một số ý tưởng hợp lý nhưng không ai biết chính xác chúng được làm từ gì. 

Chuông điện Oxford còn được gọi là Cọc khô Clarendon (Clarendon Dry Pile). Nó được gọi là "cọc khô" vì được cho là có thể giống với những thứ do linh mục và nhà vật lý người Ý Giuseppe Zamboni phát minh trong những năm 1800.

Cọc khô Zamboni là loại pin đời đầu được tạo thành từ các chồng đĩa kim loại, bao gồm "khoảng 2.000 cặp lá thiếc dán vào giấy tẩm kẽm sunfat và phủ một mặt khác bằng mangan dioxide". Pin ở Oxford cũng được phủ một lớp bên ngoài được cho là lưu huỳnh, khiến chúng trông giống nến hơn.

Chúng chắc chắn không phải là nến, nếu không thì chuông sẽ không hoạt động, nhưng trừ khi có ai đó mở pin ra - điều này rõ ràng sẽ làm hỏng thí nghiệm.

Để giải đáp bí ẩn về chuông điện Oxford một lần và mãi mãi, các nhà nghiên cứu có thể sẽ phải đợi cho đến khi pin cuối cùng hết điện hoặc cơ chế hoạt động của chuông tự nó bị hỏng do "tuổi tác".

Pin cát lớn nhất thế giới giúp giảm phát thải carbon

Khi hoàn thiện, ước tính pin cát có thể giúp giảm gần 70% lượng phát thải carbon dioxit hằng năm của đô thị.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar