20/05/2023 10:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bí ẩn người làm bảo vật quốc gia - Kỳ 1: Vị 'công công' làm hai bảo vật

Nhiều bảo vật quốc gia có tuổi đời hàng thế kỷ, tưởng chừng tác giả là những nghệ nhân tài hoa "vô danh" hòa chung vào dòng chảy văn hóa Việt ngàn năm. Nào ngờ, nhiều hiện vật trong số ấy có cả tên tuổi người làm.

Tượng Luân quận công Vũ Công Chấn ở đền Quán Thánh

Tượng Luân quận công Vũ Công Chấn ở đền Quán Thánh

Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ và bia Điện Nam Giao là hai bảo vật quốc gia tại Hà Nội do Luân quận công Vũ Công Chấn làm nên. Điều đặc biệt hiếm có trong lịch sử Việt Nam, sau hơn 300 năm, người thời nay có thể ngắm được dung nhan "tác giả" hai bảo vật này.

Hai bảo vật, một tác giả

Vào thăm đền Quán Thánh, một trong Thăng Long tứ trấn được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt, điều hấp dẫn nhất đối với mọi người không chỉ là không gian thoáng rộng của sân vườn và kiến trúc tôn nghiêm cổ kính, mà còn ở hệ thống cổ vật/văn vật vô cùng quý giá.

Đáng quý nhất vẫn là bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ to lớn, bằng đồng đen bóng ngay giữa chánh điện, là một tác phẩm điêu khắc độc đáo, thể hiện tinh hoa kỹ thuật và tài nghệ đúc đồng của các nghệ nhân thời Lê hơn 3 thế kỷ trước.

Tượng thần ngồi trên bệ đá cẩm thạch, khuôn mặt chữ điền, mắt nhìn thẳng, vẻ mặt vừa bình thản vừa nghiêm nghị, tay trái "bắt ấn", tay phải kê lên chuôi kiếm, chân để trần, tóc xõa, râu thõng xuống ngực, vận áo kiểu đạo sĩ...

Trên thanh kiếm có con rắn cuốn quanh; phần lưỡi kê lên lưng con rùa nằm giữa hai chân tượng. Bức tượng được giới thiệu đúc năm 1677, thời Lê Hy Tông.

Sử liệu cho biết năm này, chúa Trịnh Tạc đã cho xuất của, giao cho người con lo việc trùng tu quán Trấn Vũ. Quan Vũ Công Chấn (1618-1698) trực tiếp chỉ huy đúc thay cho bức tượng gỗ trước đó.

Một bảo vật tuyệt tác khác cũng do quan Vũ Công Chấn tạo tác, đó là bia Điện Nam Giao thời Lê Trung Hưng trưng bày trong sân Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Bia gắn liền với phần bệ bằng đá xanh, cao 287cm, rộng 157cm và phần bia dày 34cm.

Phần trán cong chạm đôi rồng chầu; phần vành hai bên trang trí rồng, phượng và kỳ lân, hoa lá. Phần bệ bia chạm các loại linh vật, hoa lá và kỷ hà. Các vật được chạm khắc rất tinh xảo, mềm mại, rất sinh động.

Chữ lớn đề Nam Giao điện bi ký; văn bia khắc lối chữ chân phương điển hình của thư pháp thời Lê Trung Hưng, nội dung chép việc xây dựng điện Nam Giao ở thành Thăng Long vào dịp đầu năm mới, nhà vua tới tế trời đất cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Văn bia cho biết "Phụ quốc thượng tướng quân Vũ Công Chấn làm đốc công tạc bia".

Bảo vật quốc gia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ  - Ảnh: T.LỘC

Bảo vật quốc gia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ - Ảnh: T.LỘC

Dung nhan một vị "công công" lừng lẫy

Ban Đức ông phía trái đền Quán Thánh thờ bức tượng đá một nam nhân hiền từ, trạng thái vừa thành kính, vừa suy tư, phảng phất nỗi buồn. Trong một thời gian dài, tung tích về bức tượng không rõ ràng.

Gần đây, có người đem so sánh với bức tranh chân dung vẽ từ thời Lê đang nằm ở khu từ đường họ Vũ làng An Cự (xã Đại An, Vụ Bản, Nam Định) thấy những điểm tương đồng. Thông qua một số sử liệu, các nhà nghiên cứu xác định cả bức tượng lẫn bức tranh chính là Luân quận công Vũ Công Chấn.

Bức tranh khổ đứng 198x98cm, bằng vải bồi 3 lớp, mặt sau quét sơn ta, gam màu nóng mang hơi hướng cổ điển, chủ đạo là màu nâu thẫm và đỏ. Hình nhân dung mạo khoan thai, điềm tĩnh.

Dường như vẽ Luân quận công giai đoạn hồi hưu hưởng nhàn cuối đời, bởi trong tranh thể hiện hình ảnh rất nhiều trò giải trí của giới quý tộc ngày xưa: thú chơi hoa, chơi gà, chơi chim, con hát đối đáp, diễn trò, đánh vật...

Luân quận công Vũ Công Chấn là hậu duệ của tiến sĩ Vũ Vĩnh Trinh và Vũ Duy Thiện. Hôm chúng tôi ghé làng An Cự gặp ngay lăng mộ "cụ quận" của ông rất bề thế với hệ thống bình phong, hồ nước, bia biển, tẩm mộ... đều bằng đá xanh chạm khắc tinh xảo, uy nghi.

Ông Vũ Công Nhân, hậu duệ đời thứ 11 của Vũ Công Chấn, cho biết tương truyền năm 1689, khi cụ tổ mất ở Thăng Long, triều đình cho rước linh cữu về an táng tại đây. Ông Nhân kể khu lăng xưa là một cái gò cao và rất rộng. Những dịp nước lớn thì cả làng thường lên đó để tránh lụt. Sau một thời gian bị bỏ bê, phần lớn diện tích thành nghĩa địa làng.

Rất nhiều người chết trong nạn đói 1945 đều chôn cất ở đây. Về sau chính quyền dời nhiều mộ đi, lấy đất làm sân bóng, diện tích lăng cụ tổ còn lại khá khiêm tốn như thấy ngày nay. Năm 2011, con cháu đồng lòng xây lại lăng cụ, tất cả văn bia, chữ nghĩa và câu đối đều được lấy từ gia phả và những ghi chép còn được lưu giữ trong dòng họ. Đến tháng 1-2012 tổ chức khánh thành...

Thực ra, Luân quận công Vũ Công Chấn là một vị "công công", lấy người cháu ruột làm con thờ tự. Điều này được ghi trong gia phả họ Vũ làng An Cự, tạm dịch: "Năm lên 4 tuổi, có lần Vũ Công Chấn cầm bánh ăn làm rơi, bị chó phạm phải, từ trai biến thành gái".

Điều này cũng được khắc một phần thông tin vào bia đá dựng ở lăng "cụ quận": "Khi mới lên 4 tuổi, ăn bánh bột để rơi, chó trời phạm phải, để lại dấu vết trời cho đáng quý vậy". Bị chó đớp mất một phần hạ bộ nên Vũ Công Chấn lấy mấy bà vợ mà không có con nối dõi.

Tài liệu do Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh cung cấp cho biết vào năm 1653, khi người em trai út Vũ Công Hằng sinh hạ con trai đầu lòng là Vũ Công Đáng, Vũ Công Chấn và người vợ Hoàng Thụy Khuê đã đưa về "cho tìm ngay vú nuôi, lập làm con thờ tự" như tộc phả chép.

Về sau này, Vũ Công Đáng được cha nuôi chăm lo ăn học, cho theo ra trận, cùng tận tụy phục vụ các chúa Trịnh. Tộc phả cũng chép Vũ Công Đáng được triều đình phong tước Ân quận công.

"Tác giả" nhiều công trình danh tiếng

Tài liệu dòng họ Vũ cho biết năm 14 tuổi, Vũ Công Chấn theo người cậu lên kinh đô và được tiến cử vào phủ chúa, trở thành hầu cận người con trai chúa Trịnh Tráng là Trịnh Tạc. Ông góp phần giúp Trịnh Tạc giành ngôi chúa nên được ban nhiều lợi danh.

Sau khi Trịnh Tạc qua đời, ông tiếp tục theo phò người con trai là Trịnh Căn, và được phong tước công (Luân quận công). Trong đời làm quan của mình, Vũ Công Chấn theo phò và có công đặc biệt đối với các chúa Trịnh; ông vừa là hầu cận, quản lý vương phủ chúa Trịnh và là "tổng công trình sư" rất nhiều công trình quan trọng giai đoạn này.

Vì vậy, ông được ban rất nhiều bổng lộc, được liên tục thăng quan, làm đến chức Đô đốc phủ Hữu đô thống. Ông được phong đến tước công, cao ngất trong hàng quan lại đương thời.

Theo sử liệu và tư liệu dòng họ, Luân quận công Vũ Công Chấn làm "tổng công trình sư" xây dựng rất nhiều công trình quan trọng. Đó là rất nhiều cầu cống, như cầu Lê Xuyên và Phủ Cốc ở Thanh Hóa, cầu Thiên Phúc ở Ninh Bình và cầu Giấy ở Hà Nội.

Nhiều kiến trúc cung đình do ông thực hiện cũng được ghi chép như: dựng tòa lầu để cho vua Lê xem sĩ tử thi hội, dựng một tòa nhà và một chiếc cổng của phủ chúa Trịnh.

Đặc biệt là hai công trình "để đời" đàn Nam Giao thời Hậu Lê và quán Trấn Vũ phía bắc thành Thăng Long. Hai bảo vật quốc gia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ và bia Điện Nam Giao chính là thành phần của hai công trình này còn lại cho đến nay.

"(Luân quận công Vũ Công Chấn-NV) sớm chịu ân huệ to lớn của chúa, có nhiều năng lực được chúa tin cậy, nổi tiếng là người có nhiều công lao. Đương thời làm quan được thăng nhiều lần đến chức Đô đốc kiểm sự phủ Đô đốc trung quân, tước quận công, cai quản đội Trung tả thủy quân, quyền nhiều, lộc hậu, vinh dự đầy đủ" - trích văn bia do quan thượng thư Lê Hy soạn năm 1699.
Công bố bảo vật quốc gia Sưu tập đàn đá Bình Đa

Sưu tập đàn đá Bình Đa có niên đại 3.500-4.000 năm, là sản phẩm văn hóa tiêu biểu, độc bản đặc biệt, được sản xuất trên vùng đất Đồng Nai cổ xưa.

********

Bảo vật Kim bảng lưu phương tại Văn miếu Bắc Ninh là văn vật tiêu biểu nhất thể hiện truyền thống hiếu học, khoa cử vùng đất Kinh Bắc. Người làm nên là quan đốc học Đỗ Trọng Vỹ, một danh thơm lẫy lừng.

>> Kỳ tới: Danh thơm lưu mãi bảng vàng

Công bố bảo vật quốc gia Sưu tập đàn đá Bình Đa

Sưu tập đàn đá Bình Đa có niên đại 3.500-4.000 năm, là sản phẩm văn hóa tiêu biểu, độc bản đặc biệt, được sản xuất trên vùng đất Đồng Nai cổ xưa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar