bệnh viện công
Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Trước thông tin Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM, bệnh viện công đầu tiên trong cả nước nhận chứng nhận chất lượng bệnh viện quốc tế, không ít người bệnh lo lắng khi các bệnh viện công đạt chất lượng quốc tế, liệu có tăng viện phí?

Tại Việt Nam, hiện mới có duy nhất Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM là bệnh viện công lập đạt tiêu chuẩn quốc tế. Số bệnh viện tư nhân đạt chất lượng quốc tế nhiều hơn các bệnh viện công.

Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương quy mô 1.500 giường vẫn chỉ là một khối bê tông sừng sững. Dự án này được tỉnh khởi công từ tháng 8-2014, nay sau mười năm vẫn chưa thể đi vào hoạt động.

Nỗi ám ảnh với nhiều bệnh nhân khi vào bệnh viện công là sự đông đúc đến ngộp thở, là thái độ phục vụ tắc trách của đội ngũ, là sự nhếch nhác của cơ sở vật chất... Nhưng ở nhiều bệnh viện công giờ tình hình đã thay đổi đáng ngạc nhiên.

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước cung cấp.

Ngành y tế TP.HCM kỳ vọng việc xây thêm nhiều bệnh viện tư sẽ giúp giảm tải, nâng cao chất lượng điều trị, đồng thời tạo thêm nguồn thu cho các bệnh viện công lập trong việc giữ chân bác sĩ giỏi.

TTO - Từ đầu năm 2023, bệnh viện công hạng đặc biệt và hạng 1 có thể thu tối đa 300.000 đồng mỗi lần khám, giá giường bệnh (loại một giường/phòng theo yêu cầu) là 3 triệu đồng mỗi ngày, chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế.

TTO - Đang trong giờ làm việc tại bệnh viện công ở TP.HCM, bốn bác sĩ đi khám bệnh tại phòng khám tư ở tỉnh khác (Tuổi Trẻ 1-10). Cái sai đã rõ rồi, nhưng đây không phải là câu chuyện cá biệt của bốn bác sĩ này.

TTO - Bốn bác sĩ Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) đã trốn việc ở bệnh viện trong một thời gian dài để xuống một phòng khám tư nhân ở Gò Công (Tiền Giang) làm việc.
