25/09/2021 09:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bệnh ung thư không làm nản lòng bước chân vào đại học

CÔNG TRIỆU
CÔNG TRIỆU

TTO - Giây phút bi quan và đau đớn nhất của cuộc đời Trang không chỉ là thời điểm nghe tin mình bị ung thư, mà đó còn là khi phải một mình đấu tranh để bảo vệ cho sự học của chính mình.

Bệnh ung thư không làm nản lòng bước chân vào đại học - Ảnh 1.

Trang quyết tâm phải vào đại học để thay đổi đời mình, đời em út mình - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Bao lần đối diện với lằn ranh sinh tử, bạn nhất quyết phải vào đại học.

Đó là Lê Thị Trang (21 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM), tân sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam.

Nghị lực của cô gái Lê Thị Trang - Video: CÔNG TRIỆU - HUỲNH VY - TRINH TRÀ

Giấu bệnh

Một ngày cách đây 5 năm, khi đang đạp xe đến trường, Trang bỗng cảm giác tay chân tê cứng, đầu quay cuồng và máu mũi không ngừng chảy. "Bác sĩ nói là bạch cầu có dấu hiệu bất thường của ung thư" - Trang nhớ lại. Tuổi 15 trăng tròn đủ cho Trang mường tượng hết về những bất thường mà bác sĩ nói. Lúc đó, Cô òa khóc như một đứa trẻ. Cô khóc cho những dự định của mình rồi sẽ đi về đâu?

Gia đình Trang thời điểm đó vốn khá giả. Nhưng từ khi cô đổ bệnh, công việc gia công bao bì từ rác thải của bố mẹ liên tục gặp khó khăn. Để có tiền trang trải, ông Lê Duy Tám, ba Trang, đã bán đi căn nhà riêng rồi dọn ra một lán trại 15m2 gia đình thuê để chung sống. Lúc này mẹ Trang đang mang bầu đứa em út (thứ 4), còn ba phải ra vô bệnh viện chữa bệnh thần kinh tọa, Trang đã quyết định giấu nhẹm đi bệnh tình của mình.

Sau hôm ấy, Trang trở lại với dáng vẻ thường ngày, luôn tươi cười, nhiệt huyết và sống đầy trách nhiệm. Nhưng bố mẹ đã nhận ra những biểu hiện khác thường ở bạn khi Trang hay sốt về chiều, thường xuyên chảy máu cam... "Một lần tôi đưa nó đi khám vì bị sốt mới được bác sĩ cho hay" - ông Tám chia sẻ.

Kết quả xét nghiệm lúc đó cho thấy lượng tế bào bạch cầu trong máu của Trang cao bất thường. Chỉ trong một tuần, lượng bạch cầu đo được trong 1 microliter máu của Trang từ 80.000 đã tăng vọt lên quá 125.000 (người bình thường chỉ từ 6.000-9.000 trong 1 microliter máu). 

Trang được xác định bị ung thư máu mà cụ thể là bệnh bạch cầu mãn dòng tủy. "Lúc đó tôi chỉ nghĩ bố mẹ đã quá vất vả rồi nên bấm bụng giấu luôn chứ ung thư thì làm sao mà chữa" - Trang ngậm ngùi.

Học đại học năm 21 tuổi

Một năm sau, khi đều đặn lui tới Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM thì Trang được bác sĩ thông báo gan của cô đã xơ nặng. Cùng lúc chữa hai loại bệnh khiến sức khỏe của Trang rất yếu. Cô bắt buộc phải nghỉ học ba năm. Sau đó khi "quen" bệnh hơn, Trang quyết tâm trở lại "đường đua" của chính mình.

Mỗi tháng tiền thuốc cho Trang ngốn gần 6 triệu đồng. Biết đó là vất vả và gánh nặng của ba mẹ khi còn nuôi ba người em của Trang đi học nên khi quay trở lại học đường, Trang tự trang trải cho học phí cấp III bằng việc theo người anh đi làm thêm ở Long An. Cô luôn rời khỏi nhà với hai bộ đồ, một bộ đi làm, một bộ đồng phục học sinh. Trang ghé nhà bạn để thay đồ học sinh ra và luôn về nhà với bộ đồng phục của công ty.

Trong kỳ thi THPT vừa qua, Trang thi tổ hợp khối D01 gồm toán, văn và ngoại ngữ được 21,3 điểm. Mong ước cuối cùng đã thành hiện thực khi giờ đây Trang đã là tân sinh viên hệ xét tuyển ngành quản trị kinh doanh của Học viện Hàng không VN (với tổ hợp khối A trên 26,3 điểm), dù bước sang tuổi 21.

Bệnh ung thư không làm nản lòng bước chân vào đại học - Ảnh 3.

Dù đang bệnh, Trang vẫn cố giúp bố mẹ việc nhà - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Cô Bùi Minh Nhật Uyên, bí thư Đoàn thanh niên Trung tâm giáo dục phổ thông (Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM), nói tấm gương nghị lực vượt khó đến trường của Trang luôn khiến cô ấn tượng. Nhà trường đã miễn học phí cho Trang trong suốt 2 năm học cuối cấp. 

"Trang từng đoạt giải 3 cuộc thi Học sinh giỏi giải toán bằng máy tính cầm tay và giải 3 cuộc thi Học viên giỏi môn ngữ văn TP.HCM. Nếu đặt mình vào vị trí của Trang, tôi không chắc mình sẽ làm được như thế" - cô Uyên nói.

Bệnh ung thư không làm nản lòng bước chân vào đại học - Ảnh 4.

Tự lo liệu học phí đến trường, Trang cũng làm gia sư, làm phục vụ tại các nhà hàng - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Hỗ trợ Tiếp sức đến trường

Với thông điệp "Cùng Tuổi Trẻ vượt COVID đến giảng đường", Tiếp sức đến trường năm nay dự kiến hỗ trợ 1.000 suất học bổng cho các tân sinh viên trên 63 tỉnh thành khắp cả nước. Hoạt động thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" do báo Tuổi Trẻ sáng kiến và chủ trì.

Tiếp sức đến trường 2021. TSDT. Đồ họa độc giả đóng góp - Đồ họa: NGỌC THÀNH

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tân sinh viên khó khăn hoặc người giới thiệu có thể đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2021 tại đây: .

Xem thêm về điều kiện xét duyệt học bổng tại đây.

Giới thiệu học bổng Tiếp sức đến trường 2021 - Video: TRẦN MẠNH

Tiếp sức đến trường 2021: Một mùa học bổng thật đặc biệt!

TTO - Khi có thông tin Ban biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định năm nay vẫn triển khai học bổng 'Tiếp sức đến trường' cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nhiều bạn đọc quan tâm tới chương trình này đã bày tỏ sự ngạc nhiên lẫn vui mừng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Không chỉ với nhiệm vụ tham gia duyệt binh tại Nga, nam quân nhân Bùi Quang Linh, quê Thái Bình, còn viral khắp cõi mạng những ngày qua bởi những clip 'đa nhiệm' như làm phóng viên, quay phim, MC, thậm chí làm ca sĩ hát tiếng Trung Quốc…

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Thấy cô gái nằm bất tỉnh, sùi bọt mép sau vụ tai nạn, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vội tấp xe vào lề để sơ cứu ngay cho nạn nhân. Nhờ xử trí kịp thời, cô gái thoát khỏi cơn nguy kịch.

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Theo Forbes, nhiều công việc từng không được xã hội ưa chuộng lại có mức thu nhập rất cạnh tranh và bảo đảm việc làm ổn định trong bối cảnh thị trường lao động đầy bất ổn.

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Sáng kiến độc đáo của trưởng thôn giúp người dân và khách dễ dàng tìm đường, mở ra hướng đi mới cho nông thôn thông minh.

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar