06/01/2018 15:35 GMT+7

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đồng Nai
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đồng Nai

Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp như: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tứ chứng Pallot...

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: azkurs.org

Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim và các mạch máu lớn, xảy ra từ lúc còn ở bào thai. Tần suất bệnh tim bẩm sinh chung trên thế giới là 8/1000 trẻ ra đời còn sống.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tim bẩm sinh có thể do nhiều nguyên nhân và đôi khi không thể xác định cụ thể.

- Do bất thường của các nhiễm sắc thể số 13,18, 21 (hội chứng Down), 22 hoặc của các nhiễm sắc thể giới tính như XO (hội chứng Turner), XXY (hội chứng Klinefelter). Những bất thường này không di truyền vì sự sai lệch của các nhiễm sắc thể chỉ là tai nạn đột xuất, xảy ra ở một thế hệ nào thôi chứ không truyền từ đời này sang đời khác.

- Do di truyền trong gia đình khiến tim bẩm sinh xảy ra trong nhiều thế hệ của gia tộc. Nguyên nhân này chiếm khoảng 3% các trường hợp tim bẩm sinh.

- Do các yếu tố từ môi trường sống tác động lên cơ thể bà mẹ lúc mang thai như tia phóng xạ, tia quang tuyến X, hóa chất, rượu, thuốc (đặc biệt là các thuốc an thần, thuốc nội tiết tố); hoặc mẹ mắc một số bệnh do siêu vi trùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ như quai bị, rubéole, herpès...

- Do mẹ mắc một số bệnh như tiểu đường, lupus đỏ...

Nhận diện trẻ bị tim bẩm sinh

Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện gì do dị tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe hoặc khám vì một lý do khác.

Một số dị tật khác cũng hay đi kèm với bệnh tim bẩm sinh như: Hội chứng Down, sứt môi - chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay - ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ... Cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau: Trẻ hay bị ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi; trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi; trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân tăng lên khi khóc, khi rặn...; trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò...).

Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp như: Thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tứ chứng Pallot...

Cách điều trị

Cách điều trị tùy vào dị tật trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách, có thể giúp trẻ phát triển như những trẻ cùng trang lứa, hoà nhập tốt vào xã hội.

Có khoảng 1/3 số dị tật tim bẩm sinh thuộc loại nhẹ, không cần điều trị. Có một số dị tật vách tim xuất hiện khi trẻ sinh ra nhưng sẽ mất đi sau đó, như là thông liên nhĩ, thông liên thất kích thước nhỏ có khuynh hướng dễ đóng lại và thường đóng lại trong hai năm đầu của trẻ. Với những trường hợp trên, cha mẹ cần cho trẻ tái khám theo đúng lịch hẹn để được theo dõi tổn thương, can thiệp kịp thời khi cần thiết.

Đối với các tật tim bẩm sinh nặng, bệnh diễn tiến có thể khiến trẻ gặp các triệu chứng như hay mệt, ngất, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, viêm phổi tái đi tái lại, suy tim, tử vong... Với các dị tật này, điều trị thuốc chỉ làm giảm triệu chứng chứ không sửa chữa được tổn thương. Hiện nay, ngành phẫu thuật tim rất phát triển, phần lớn các bệnh tim bẩm sinh được điều trị khỏi hẳn nhờ phẫu thuật. Một số bệnh có tổn thương phức tạp, không thể sửa chữa hoàn toàn, cũng có thể điều trị phẫu thuật nhằm cải thiện triệu chứng và nâng chất lượng cuộc sống.

Chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh

Mặc dù nhiều trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể sinh hoạt, học tập không khác trẻ bình thường, nhưng nhìn chung, tất cả trẻ mắc bệnh này cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để có sức khỏe tốt. Cha mẹ có vai trò rất lớn trong việc phối hợp điều trị cho trẻ.

Theo các chuyên gia, việc tiêm phòng cho trẻ bị tim bẩm sinh rất cần thiết vì những trẻ này cần được bảo vệ hơn bất cứ đứa trẻ nào. Nhiều bệnh tuy nhẹ với trẻ bình thường nhưng rất nguy hiểm cho những trẻ mắc bệnh tim. Tuy nhiên nếu trẻ không khỏe hoặc đang điều trị bằng thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ tim mạch để chắc chắn rằng việc tiêm chủng là an toàn.

Phòng tránh bệnh đường hô hấp là rất cần thiết đôi với trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Trẻ bị tim bẩm sinh rất dễ bị viêm phổi, để tránh biến chứng này gia đình nên giữ trẻ ấm khi trời lạnh, không cho trẻ ở những nơi có nhiều khói bụi, khói thuốc lá. Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh ho, cảm cúm thì nên tránh xa trẻ, không nên tiếp xúc với trẻ. Người chăm sóc trẻ nên rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ.

Chăm sóc răng miệng rất quan trọng đối với trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Tình trạng vệ sinh răng miệng kém có thể gây một biến chứng cực kỳ nguy hiểm: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn theo đường răng miệng vào máu cư trú và gây bệnh ở nơi tim bị dị dạng. Chính vì thế gia đình nên hướng dẫn trẻ cách đánh răng sau mỗi bữa ăn, khám bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Nếu cần nhổ răng hay làm các thủ thuật, phẫu thuật có gây chảy máu phải báo cho bác sĩ biết trẻ bị tim bẩm sinh để được uống hoặc tiêm kháng sinh dự phòng trước và sau thủ thuật, phẫu thuật.

Những trẻ mắc bệnh tim thường khó ăn do mệt, ăn vào nôn ngay. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ăn từ từ, chủ yếu bằng thìa, ăn nhiều bữa, mỗi bữa ít hơn bình thường; đồng thời theo dõi sát việc lên cân của trẻ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trẻ bị tim bẩm sinh nên tái khám định kỳ mỗi tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 6 tháng tùy theo chỉ định của bác sĩ. Dù trẻ có bình thường cũng nên đi tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá diễn tiến của bệnh, phát hiện các biến chứng cũng như điều chỉnh lại liều lượng thuốc cho phù hợp với cân nặng tăng dần của trẻ. Các trẻ đã được can thiệp phẫu thuật hay thông tim vẫn cần được tiếp tục theo dõi ở phòng khám của chuyên khoa tim mạch. Phụ huynh nên cho trẻ khám lại ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác thường như: sốt, ho, tiêu chảy, nôn mửa, phù, tiểu ít, bỏ bú, quấy khóc, thở mệt, rên rỉ, lừ đừ hay bứt rứt lên cơn tím tái, co giật, hôn mê.


Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đồng Nai

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar