15/09/2022 20:33 GMT+7

Bệnh nhân xếp hàng dài chờ thuốc, TP.HCM định hướng lại mô hình quản lý

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Để hỗ trợ nâng cao năng lực y tế cơ sở trong quản lý bệnh không lây nhiễm, Sở Y tế TP.HCM và đại diện WHO tại Việt Nam đã có hai cuộc họp thảo luận. Sắp tới, hai bên sẽ có các buổi họp bàn kế hoạch chi tiết việc tập huấn nâng cao năng lực này.

Bệnh nhân xếp hàng dài chờ thuốc, TP.HCM định hướng lại mô hình quản lý - Ảnh 1.

Người dân đến khám chữa bệnh tại Trạm y tế phường Phú Hữu, TP Thủ Đức (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI

Cùng dự với đại diện WHO tại Việt Nam trong buổi khảo sát thực địa và cuộc họp thảo luận hai ngày 13 và 14-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 15-9, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho hay trong kế hoạch nâng cao năng lực y tế cơ sở tại TP, hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân là vấn đề ngành y tế rất quan tâm. 

Trong đó việc tích hợp chăm sóc, quản lý những bệnh không lây nhiễm với chương trình của WHO PEN (dùng gói can thiệp thiết yếu về bệnh không lây nhiễm trong chăm sóc sức khỏe ban đầu của Tổ chức Y tế thế giới) là một trong những vấn đề mà Sở Y tế mong muốn triển khai, tập huấn và áp dụng tại các trạm y tế trên địa bàn TP. 

Trong thời gian tới, Sở Y tế và WHO tại Việt Nam tiếp tục sẽ có các buổi họp bàn kế hoạch chi tiết việc tập huấn nâng cao năng lực này. 

Ông Châu cho biết hiện còn rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm mỗi tháng phải đi đến bệnh viện tuyến trên xếp hàng, chờ đợi để lấy thuốc, trong đó có nhiều bệnh nhân mắc bệnh ổn định. 

Do đó ngành y tế đang định hướng lại mô hình quản lý, điều trị những bệnh nhân này bằng cách chuyển họ về y tế cơ sở quản lý. Khi bệnh nhân chuyển nặng hoặc sau 6 tháng thì mới đến bệnh viện tuyến trên.

Ngoài ra, để trạm y tế nâng cao khả năng phát hiện sớm cũng như theo dõi, điều trị các bệnh lý không lây nhiễm ổn định, ngành y tế chuẩn bị huấn luyện kỹ năng cho nhân viên y tế tại các trạm y tế, bên cạnh xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân.

"Nếu các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính không lây ổn định có thể được theo dõi và nhận thuốc điều trị bảo hiểm y tế tại trạm y tế thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, thay vì phải đi đến các bệnh viện lớn của TP hàng tháng. Đồng thời việc này cũng góp phần giảm tải tuyến trên", ông Châu chia sẻ. 

Trong buổi thảo luận ngày 14-9, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho rằng chương trình của WHO PEN rất thiết thực và ngành y tế muốn triển khai trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng.

Người đứng đầu ngành y tế TP cho hay hệ thống y tế thành phố bị ảnh hưởng rất nhiều sau đại dịch COVID-19 vừa qua. Một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành là củng cố y tế cơ sở, đặc biệt là quản lý, chăm sóc người bệnh không lây nhiễm cộng đồng. Đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Y tế triển khai cho các tỉnh, thành. 

Tại TP.HCM, lãnh đạo thành phố hết sức quan tâm, dành nguồn lực để củng cố y tế cơ sở sau dịch COVID-19. Những năm qua, ngành y tế tiếp tục nhận được nguồn ngân sách TP cấp, để cải tạo, nâng cấp trạm y tế. Tính đến nay có 43 trạm y tế đã được nâng cấp, cải tạo. Mới đây có 146 trạm y tế đã nhận được kinh phí của Chính phủ.

"Đây là những yếu tố cần thiết để nâng cao năng lực, song song đó chúng tôi tìm chương trình để đào tạo, huấn luyện cho nhân viên y tế tại trạm y tế làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, trong đó có chương trình WHO PEN", ông Thượng nói. 

Qua buổi khảo sát và làm việc, ông Lại Đức Trường - đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam - cho rằng trạm y tế cần tập trung vào dự phòng, nâng cao chăm sóc sức khỏe người dân và quản lý điều trị trường hợp bệnh không lây nhiễm vừa và nhẹ.

Theo đại diện WHO tại Việt Nam, để người bệnh tự tìm đến trạm y tế khi đã có triệu chứng thì đã muộn. Điều này cho thấy còn nhiều lỗ hổng tại trạm y tế cần khắc phục, không chỉ điều trị, chăm sóc người bệnh mà cần phải phòng bệnh ngay từ đầu, nhằm giảm gánh nặng điều trị cho chính bệnh nhân và ngành y tế, nâng tỉ lệ dân số khỏe mạnh tại Việt Nam.

TP.HCM tiếp tục chuyển tuyến y tế cơ sở trở lại trực thuộc quận, huyện quản lý

TTO - Sau một năm chuyển đổi tuyến y tế cơ sở về Sở Y tế TP.HCM quản lý, trong năm 2022 thành phố tiếp tục thực hiện công tác cơ cấu lại, nhằm phù hợp với định hướng tương lai phát triển.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị bảo hiểm y tế chi trả phí điều trị cho trẻ em từ giai đoạn bào thai

Đây là đề nghị của giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương Nguyễn Duy Ánh. Theo ông Ánh, về kỹ thuật hiện nay đã có nhiều bệnh lý có thể điều trị được từ giai đoạn bào thai và bảo hiểm y tế nên chi trả.

Đề nghị bảo hiểm y tế chi trả phí điều trị cho trẻ em từ giai đoạn bào thai

COVID-19, sốt xuất huyết gia tăng, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc

Trước nguy cơ gia tăng bệnh truyền nhiễm COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc đẩy mạnh phòng chống dịch, mở đợt cao điểm phòng chống dịch trong tháng 6 và tháng 7.

COVID-19, sốt xuất huyết gia tăng, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc

Sản phẩm giảm cân Ngân 98 quảng cáo: Chỉ 1/3 hợp pháp, Bộ Y tế yêu cầu lấy mẫu kiểm nghiệm

Trước loạt nghi vấn về việc chứa chất cấm trong các sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội, Bộ Y tế đã yêu cầu lấy mẫu kiểm nghiệm và kiểm tra quy trình sản xuất các sản phẩm này.

Sản phẩm giảm cân Ngân 98 quảng cáo: Chỉ 1/3 hợp pháp, Bộ Y tế yêu cầu lấy mẫu kiểm nghiệm

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

Hơn 3.000 phụ nữ tại TP.HCM sắp nhận được khoản trợ cấp 3 triệu đồng. Chính sách khuyến khích sinh con thứ hai này đang thu hút sự quan tâm lớn.

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Kết quả giải trình tự gene của một số bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM có 83% mẫu là biến chủng NB.1.8.1 đang lưu hành tại nhiều nước.

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Ngày 24-5, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tiếp tục có quyết định thu hồi sản phẩm liên quan đến công ty nhà Đoàn Di Băng phân phối. Cục cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty EBC Group và Công ty VB Group.

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar