12/11/2024 15:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bệnh nhân được ghép tim xuyên Việt thứ 12 ở Huế xuất viện

Bệnh nhân được ghép tim xuyên Việt thứ 12 ở Bệnh viện Trung ương Huế đã hồi phục sức khỏe và được cho xuất viện.

Bệnh nhân được ghép tim xuyên Việt thứ 12 ở Huế xuất viện - Ảnh 1.

Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế tặng hoa chúc mừng cho người được ghép tim xuyên Việt thứ 12 ở Huế trong ngày xuất viện - Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Đây là ca ghép tim thứ 13 và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Hồi sinh một cuộc đời nhờ ca ghép tim xuyên Việt

Ngày 12-11, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết bệnh nhân được ghép tim xuyên Việt thứ 12 ở bệnh viện đã được xuất viện.

Bệnh nhân được ghép tim là anh Đ.T. bị giãn cơ tim nặng, sự sống chỉ còn tính từng ngày, phải điều trị tích cực tại Bệnh viện Trung ương Huế nhiều tháng qua.

Sau khi được ghép tim, anh T. được chăm sóc đặc biệt và đến nay sức khỏe đã ổn định, được cho xuất viện.

Trước đó, anh L.T.S. (36 tuổi, ở Hà Nam) bị xuất huyết não được gia đình đưa vào Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Khi chưa tới viện, anh đã rơi vào tình trạng co giật chân tay, hôn mê và ngừng tuần hoàn. Sau 9 ngày điều trị, tình trạng bệnh không cải thiện, rơi vào chết não.

Sau khi được giải thích, gia đình anh S. đồng thuận hiến tạng để cứu sống người bệnh khác.

Dưới sự điều phối của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Trung ương Huế được chọn là nơi đưa trái tim của anh S. về để ghép cho một bệnh nhân suy tim nặng, nguy cơ tử vong cao.

Một nhóm bác sĩ ở Huế đã tức tốc lên đường đi Hà Nội để lấy quả tim từ Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh nhân được ghép tim xuyên Việt thứ 12 ở Huế xuất viện - Ảnh 2.

Bệnh nhân được ghép tim xuyên Việt thứ 12 ở Huế hồi phục ngoạn mục - Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Trước khi quả tim cùng nhiều bộ phận tạng được đưa ra khỏi người anh S., các bác sĩ đã dành phút mặc niệm, nguyện cảm ơn hành động cao đẹp của anh cùng gia đình ngay trong phòng phẫu thuật.

Sau khi trái tim được lấy ra khỏi lồng ngực, các bác sĩ đã tức tốc đưa hộp đựng tim lên xe cứu thương để nhanh chóng ra sân bay Nội Bài bay về Huế.

Đoàn xe được hỗ trợ bởi lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội với xe dẫn đường chuyên dụng, bật còi hú ưu tiên tức tốc lăn bánh.

Tại sân bay Phú Bài, một chiếc xe cấp cứu cùng xe hộ tống của cảnh sát giao thông Huế đã chờ sẵn. Đoàn bác sĩ vừa xuống máy bay đã lên đường chạy thẳng về Bệnh viện Trung ương Huế để ghép tim cho bệnh nhân.

Sau 4 giờ 30 phút kể từ khi nhận tim và đưa tim vào phẫu thuật, trái tim hiến tặng đã đập lại khỏe mạnh trong lồng ngực của một nam bệnh nhân lúc 13h52 ngày 26-10.

Thêm một kỷ lục ghép tim

GS Phạm Như Hiệp, giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết đây là ca ghép kỷ lục vì thời gian đặt quả tim vào lồng ngực đến khi trái tim bắt đầu đập nhịp đầu tiên chỉ hơn 50 phút.

Bệnh nhân được ghép tim xuyên Việt thứ 12 ở Huế xuất viện - Ảnh 4.

Bệnh viện Trung ương Huế đã hoàn thành kỹ thuật ghép tim khá nhanh so với thường lệ, nhờ áp dụng các gói kỹ thuật tiến bộ giúp người bệnh hồi phục sớm sau phẫu thuật - Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Không chỉ các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Bạch Mai khi xem hình ảnh tim đập trở lại trong lồng ngực người nhận đều vỡ òa với khoảnh khắc này.

BSCKII Đặng Thế Uyên - phó giám đốc Trung tâm Tim mạch, trưởng khoa gây mê hồi sức, Bệnh viện Trung ương Huế - cho biết bệnh viện đã hoàn thành kỹ thuật ghép tim khá nhanh so với thường lệ nhờ áp dụng các gói kỹ thuật tiến bộ, giúp người bệnh hồi phục sớm sau phẫu thuật.

"Chỉ ba ngày sau ca phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi phục ngoạn mục các chức năng sống, ăn uống, sinh hoạt cá nhân bình thường trở lại", bác sĩ Uyên nói.

Đây là ca ghép tim thứ 13 và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tính đến thời điểm này, bệnh viện đang là đơn vị có tỉ lệ ghép tạng thành công cao, dẫn đầu cả nước về ghép tim xuyên Việt.

Hằng năm, số lượng người ghép tạng tại Bệnh viện Trung ương Huế đứng thứ 2 ở Việt Nam. Bệnh viện cũng đã thực hiện trên 2.000 ca ghép mô, tạng, tế bào gốc cho người bệnh khắp cả nước.

Bệnh nhân được ghép trái tim của 'chàng trai Hà Nội': Tôi muốn chạy bộ và trở về nhà

Đến ngày thứ năm sau phẫu thuật, nam bệnh nhân 37 tuổi, người được ghép tim từ trái tim hiến tặng của "chàng trai Hà Nội" N.Đ.T. đã có thể đứng thẳng, tự ăn cháo và trò chuyện vui vẻ với mọi người.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Chỉ trong thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc hành hung nhân viên y tế gây phẫn nộ. Điểm chung của những vụ việc đều xảy ra ở phòng cấp cứu - nơi bác sĩ chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar