20/03/2020 13:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bệnh nhân COVID-19 'kinh hãi' nhận hóa đơn điều trị gần 35.000 USD

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Chị Danni Askini nhập viện sau khi cảm thấy đau ngực, hụt hơi, đau nửa đầu và sau đó biết mình bị COVID-19. Sau khi ra viện, chị 'sốc toàn tập' khi nhận hóa đơn gần 35.000 USD.

Bệnh nhân COVID-19 kinh hãi nhận hóa đơn điều trị gần 35.000 USD - Ảnh 1.

Các nhân viên y tế làm xét nghiệm COVID-19 cho người bệnh tại Bệnh viện Newton-Wellesley ở Newton, bang Massachusetts, Mỹ ngày 18-3-2020 - Ảnh: AFP

Tình huống éo le xảy ra với nữ bệnh nhân COVID-19 này vừa được chia sẻ trên tạp chí Time.

Theo đó chị Danni Askini cảm thấy những triệu chứng bất ổn nói trên từ cuối tháng 2 và đã gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị bệnh lymphoma (ung thư hạch bạch huyết) cho chị.

Bác sĩ điều trị thoạt tiên tưởng chị có phản ứng không tốt với một loại thuốc mới nên gửi chị Askini tới phòng cấp cứu ở Boston. Tại đây, bác sĩ nói chị có thể bị viêm phổi và cho về nhà.

Nhiều ngày sau đó, chị Askini thấy thân nhiệt tăng, giảm bất thường, chị cũng bị ho. Sau vài lần trở lại phòng cấp cứu, chị Askini được xét nghiệm và 10 ngày sau đó biết mình đã bị COVID-19.

Điều đáng nói vài ngày sau đó chị Askini nhận được hóa đơn xét nghiệm và điều trị COVID-19 là 34.927,43 USD.

"Tôi quá kinh hãi - chị nói - Bản thân tôi không quen ai có được số tiền lớn như vậy", chị tiếp.

Giống như 27 triệu người Mỹ khác, chị Askini không có bảo hiểm khi tới bệnh viện.

Chị và chồng chị đang lên kế hoạch tháng này chuyển tới sống tại thủ đô Washington D.C. để có thể nhận việc mới. Nhưng chị vẫn chưa bắt đầu công việc này.

Giờ thì mọi kế hoạch đang phải tạm ngưng. Chị Askini cũng đã nộp đơn đăng ký bảo hiểm Medicaid và đang hi vọng bảo hiểm này sẽ chi trả các hóa đơn y tế cho chị. Nhưng nếu bảo hiểm không chi trả, chị sẽ phải ôm khoản nợ khủng đó.

Các chuyên gia y tế cộng đồng của Mỹ dự đoán sẽ có hàng chục ngàn, hoặc thậm chí có thể là hàng triệu người khác trên toàn nước Mỹ sẽ cần phải nhập viện điều trị COVID-19 trong tương lai gần.

Ngày 18-3, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật giúp trang trải chi phí xét nghiệm COVID-19 nhưng không bao gồm phí điều trị bệnh này.

Mặc dù theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hầu hết người bệnh COVID-19 không cần nhập viện và có thể tự bình phục ở nhà, nhưng với những người phải điều trị tại phòng hồi sức tích cực (ICU), họ gần như chắc chắn phải đối mặt với những hóa đơn "khủng" như chị Askini, bất kể việc họ đã có bảo hiểm.

Theo một phân tích của tổ chức Kaiser Family Foundation, trung bình chi phí điều trị với một người bệnh COVID-19 ở Mỹ đã được chủ lao động mua bảo hiểm (và không gặp những biến chứng nào khác) vào khoảng 9.763 USD.

Những người phải điều trị thêm các biến chứng có thể phải thanh toán hóa đơn gấp đôi mức đó là 20.292 USD.

Các nhà nghiên cứu đưa ra mức phí trung bình ước tính này căn cứ trên các phí trung bình nhiều cơ sở bệnh viện đang áp dụng với người bệnh bị viêm phổi.

Tuy nhiên cũng phải lưu ý là các mức chi trả phí y tế ở từng trường hợp sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như gói bảo hiểm tham gia, các quyền lợi bảo hiểm được hưởng tương ứng là gì và mức được khấu trừ là bao nhiêu.

Tờ Time cũng lưu ý việc điều trị ở bệnh viện cũng đỡ tốn kém hơn ở phòng mạch tư. Ngoài ra, nhiều người bệnh còn bị tính thêm khoản "phí cơ sở vật chất" (facility fee), một loại phí nhiều bệnh viện sẽ tính ngay khi người bệnh bước qua cửa bệnh viện.

Chẳng hạn, trường hợp người bệnh Danni Askini trong bài báo này đã bị đội thêm những khoản phí lớn khác trong quá trình điều trị như khi tới bệnh viện lần đầu tiên ở Boston ngày 29-2, chị bị tính 1.804 USD phí tới phòng cấp cứu và 3.841,07 USD phí cho "các dịch vụ bệnh viện".

Ngoài ra, còn có những khoản phí khác có thể bị tăng thêm như các xét nghiệm phòng lab, chúng có thể là những xét nghiệm ngoài hệ thống ngay cả khi bác sĩ điều trị cho người bệnh thuộc mạng lưới chấp thuận chi trả bảo hiểm.

Bởi thế, việc yêu cầu cung cấp thêm thông tin bằng văn bản là điều cần thiết với người bệnh, phòng tình huống có thể cần khiếu nại về các chi phí y tế.

Giám đốc Chương trình lương thực Liên Hiệp Quốc mắc COVID-19

TTO - Ông David Beasley, Giám đốc điều hành Chương trình lương thực Liên Hiệp Quốc (cũng là cựu thống đốc bang South Carolina) đã dương tính với virus corona chủng mới sau khi từ Canada về.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Sở Y tế TP Cần Thơ kêu gọi hiến máu khẩn

Ngày 8-7, trước tình hình thiếu máu nghiêm trọng tại ngân hàng máu Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ, Sở Y tế TP Cần Thơ tiếp tục phát thông điệp khẩn, kêu gọi hiến máu tình nguyện.

Sở Y tế TP Cần Thơ kêu gọi hiến máu khẩn

TP.HCM yêu cầu các bệnh viện rà soát khẩn sau vụ dầu gió con ó giả

Sau vụ phát hiện dầu gió con ó giả, dầu Ông già Thái Lan giả... Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở y tế rà soát những sản phẩm kinh doanh trong khuôn viên bệnh viện.

TP.HCM yêu cầu các bệnh viện rà soát khẩn sau vụ dầu gió con ó giả

Bệnh viện huyện sẽ đổi tên và giữ nguyên chức năng

Sau khi các địa phương sáp nhập, triển khai chính quyền hai cấp, cơ sở y tế thuộc quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện như bệnh viện đa khoa huyện trước đây có sự thay đổi thế nào?

Bệnh viện huyện sẽ đổi tên và giữ nguyên chức năng

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước khi chơi ở nhà cậu đã được các chiến sĩ cảnh sát giải cứu thành công.

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Đề xuất đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn cơ sở tái phạm an toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Đình Hưng - phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội - đề xuất như vậy tại phiên thảo luận tổ, phiên họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội chiều 8-7.

Đề xuất đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn cơ sở tái phạm an toàn thực phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar