06/06/2021 13:55 GMT+7

Bên nhau mùa dịch

TẠ TƯ VŨ
TẠ TƯ VŨ

TTO - Sài Gòn đang căng mình chống dịch. Khu phố nhỏ tôi sống ở quận Gò Vấp cũng vừa chấp hành lệnh giãn cách, vừa tất bật xét nghiệm cộng đồng.

Bên nhau mùa dịch - Ảnh 1.

Các cháu ở nhà cùng chơi game tập thể - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Trong những ngày cảm xúc hỗn độn, tôi vẫn tin vào việc cần nuôi dưỡng những điều ấm áp khi gia đình lại có dịp quây quần bên nhau gần như 24/24 giờ.

Từng ngày trong mùa giãn cách ở xóm tôi, những bữa cơm nhà của nhiều người teo tóp dần. Bà H. - đã phải nghỉ bán vé số - mua lốc trứng gà và luộc ăn cùng mắm mặn mỗi ngày. Nhà cô G. - bán hủ tiếu - những ngày đầu mọi người "ăn cho hết" thịt heo, bò viên trữ sẵn để buôn bán, những ngày sau thì lon cá hộp, bó cải xanh cũng đủ cho vài người trong bữa cơm.

Bữa cơm gói ghém

Tôi gọi hỏi thăm tình hình bạn bè mình. Hầu hết những người bạn này trước đây hay vung tay cho chuyện ăn uống, nhưng kể từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại, bữa cơm của bạn bè tôi cũng phải "uyển chuyển" trước tình huống cần tối giản, tiết kiệm.

Một cô bạn kể với tôi, giờ đây vợ chồng bạn và hai con ở nhà cùng nhau suốt ngày, cơm ăn ngày ba bữa, cho nên bạn phải nhức đầu cân đo cho bữa cơm gia đình. Mì gói bạn nấu làm canh, mỗi bữa cơm chỉ cần một mặn, một xào, một canh là đủ. Những ngày ngán cơm, bạn nấu hủ tiếu gói, phở gói đã mua sẵn nấu cho chồng con đổi vị, vừa ít tốn kém, vừa gọn.

Mỗi ngày chọn một niềm vui

Dịch bệnh làm đảo lộn cuộc sống nhiều người, khiến những điều tưởng chừng như bình thường nhất như bữa cơm nhà cũng trở thành nỗi lo cho nhiều mái ấm. Từ những phận đời sớm tối bám trụ vỉa hè kiếm cơm, đến những người trẻ tưởng chừng như không quá bận tâm đến hạt gạo con cá, giờ đều giật mình trước bàn ăn thời dịch bệnh.

Nhưng cũng như bao hàng xóm khác, khi nỗi buồn chông chênh về miếng cơm manh áo vơi đi, tôi lại tìm thấy những tia nắng lấp lánh để cùng nhau đi qua mùa dịch này.

Ngõ hẻm không còn cảnh nhậu nhẹt hát hò ồn ào khó chịu, mỗi ngày, hàng xóm í ới nhau hỏi han nhau (vẫn đảm bảo giãn cách khi mà các phương tiện kỹ thuật đã quá phổ biến), lại bàn luận về tình hình dịch bệnh.

Chúng tôi hỏi thăm nhau, dặn dò nhau chuyện đi đứng, chuyện khai báo y tế và nhắc nhở nhau những chuyện liên quan. Chợ và siêu thị không đóng cửa nên nhiều người vẫn đi chợ, đó cũng là dịp để những bó rau, con cá, lốc trứng của nhà có dành tặng nhà khó, coi như xóm giềng dìu nhau qua mùa giãn cách.

Điều ngạc nhiên nhất tôi chứng kiến là những bữa cơm gia đình đã quay trở lại đúng nghĩa. Không còn cảnh cha mẹ, con cái ai nấy tự ăn, tự lo việc mình như trước kia, nhiều gia đình quây quần bên bàn cơm mỗi ngày.

Quán xá đóng cửa vì dịch bệnh, nhưng cửa nhà mỗi người lại mở ra để cha mẹ, con cái có dịp quây quần bên nhau và chia sẻ những câu chuyện cùng nhau chống dịch, và cả chuyện tương lai hậu dịch bệnh.

Khó khăn vẫn còn đó, niềm tin vì thế càng dày hơn. Như hôm qua, chú Hùng - một hàng xóm - ngồi ở nhà và mới khoe với tôi rằng khi dịch bệnh được kiểm soát, chú nhờ con trai của mình đăng ký bán hàng qua "app" như lời cậu con học lớp 10 của chú tư vấn.

Nghe giọng cười giòn của chú, tôi biết dịch bệnh kia chỉ là gờ giảm tốc bất ngờ thôi, chứ không thể ngăn cản và đối đầu được với niềm tin của chú cùng những người nơi hẻm nhỏ khu phố tôi...

Kinh nghiệm chưa bao giờ là đủ

Tôi thường nói giỡn với chồng mình như thế, dù năm ngoái có cả tháng ở nhà chạm mặt nhau suốt ngày lẫn đêm. Mọi thứ đến đột ngột, việc làm từ xa được thu xếp một cách đột ngột, con trẻ nghỉ hè đột ngột... Tuy không nói ra, chúng tôi đều hiểu mình cần lạc quan và nhìn mọi thứ tích cực, bình tĩnh. Và rằng dù mọi thứ có đột ngột thì đâu rồi cũng vào đấy.

Nhưng lắm lúc cái tính khí nóng nảy cũng bốc lên giữa bộn bề công việc cần giải quyết, con cái quẩn quanh trong mấy chục mét vuông lại mè nheo đòi kỳ nghỉ hè đúng nghĩa. Chưa kể với một người phụ nữ, việc nhà cơm nước cũng réo gọi cùng với bao việc không tên. Thêm một cái khó chịu khác là những cơn nóng hầm hập của mùa hè lại ập về. Nên có lúc nặng nhẹ với nhau...

Kinh nghiệm "làm việc tại nhà" của năm ngoái đâu dễ xoa dịu những bí bách hiện tại. Thế nên chồng vợ phải ngồi lại bàn với nhau, làm sao để bữa cơm nhà dù có thiếu đi món này món kia vẫn ngọt vẫn ấm, làm sao để bọn trẻ không - bị - ngồi - yên dù ba mẹ vẫn cần 8 tiếng giải quyết công việc mỗi ngày? Rồi chưa kể vợ chồng cũng cần đời sống riêng của mình...

Chúng tôi bàn với nhau cách thu xếp giờ làm việc của mỗi người, cho con cái vận động thể thao ra sao, giờ đọc sách cùng nhau sẽ đọc những sách gì, lên lịch cho khung giờ gia đình cụ thể để tránh tình trạng "cạn năng lượng" sau mỗi bữa cơm tối và những lo toan cứ thường trực ập về. Đi cùng nhau đã nửa chặng đường của một mùa giãn cách mới, chúng tôi càng thấu hiểu gia đình là nơi để nuôi dưỡng năng lượng tích cực và trái tim bình an cho nhau, chứ không chỉ cho riêng mình...

KHẢ NGỌC

Thành phố đêm mùa dịch: Mong những đêm buồn nhanh qua

TTO - 'Mấy nay ế lắm. Tôi chỉ dám chở ba chục trứng vịt lộn đi bán tới 2h sáng, nếu hết thì chỉ kiếm được chút lời 90.000 bạc mà vẫn không hết nổi' - ông Trần Văn Hoàng, đạp xe bán trứng vịt lộn dạo trên đường Hậu Giang, quận 6, trải lòng.

TẠ TƯ VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar