24/10/2024 16:50 GMT+7

Bé gái 4 tuổi loét thực quản do nuốt pin đồng hồ sắp được xuất viện

Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thông tin đến ngày 24-10, bé gái N.Đ.U. (4 tuổi, ngụ xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom) bị loét, xuất huyết thực quản do nuốt pin đồng hồ đã ổn định sức khỏe, ăn uống tốt, sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Bé gái 4 tuổi loét thực quản do nuốt pin đồng hồ sắp được xuất viện - Ảnh 1.

Các bác sĩ cảnh báo gia đình để xa tầm tay trẻ các vật dụng như thuốc, pin, chai dầu, dung dịch tẩy rửa... - Ảnh minh họa nội soi lấy dị vật cho người bệnh

Trước đó chiều tối 23-10, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau tức vùng ngực. Người nhà cho biết trong lúc chơi, bé đã cầm và vô tình nuốt một cục pin đồng hồ hình tròn dạng cúc áo.

Tiến hành kiểm tra kết hợp kết quả chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện dị vật dạng đồng xu ở thực quản bệnh nhi nên đã tiến hành nội soi, gắp ra một viên pin có đường kính khoảng 15mm.

Tại vị trí viên pin mắc kẹt xuất hiện 2 vết loét trên thành thực quản, mỗi vết có đường kính 10mm.

Bác sĩ Mạc Quốc Dũng - trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai - cho biết trường hợp này dị vật có bề mặt trơn, tròn nhưng lại bị dính vào thực quản. Bên trong cục pin đồng hồ có chứa hóa chất có tính ôxít cao nên đã ăn mòn, gây loét tại vị trí tiếp xúc.

Bác sĩ Mạc Quốc Dũng nói thêm nếu bệnh nhi không được cấp cứu, lấy dị vật là cục pin ra ngoài kịp thời, vết loét sẽ ngày càng lớn do bị hóa chất trong cục pin ăn mòn, lâu dần sẽ gây thủng thực quản.

Thời gian qua, bệnh viện liên tục tiếp nhận những trường hợp trẻ nhỏ bị hóc các dị vật thường gặp như đồng xu, nhẫn, vòng cổ, viên bi… Gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý hạn chế để những đồ vật nhỏ trong tầm tay của trẻ, vì trẻ nhỏ thường có xu hướng đưa tất cả những vật gì cầm nắm được vào miệng.

Đặc biệt với những đồ vật chứa hóa chất như pin đồng hồ, sau khi sử dụng người lớn cần để xa tầm tay trẻ em, thực hiện phân loại rác (không để vào rác sinh hoạt hằng ngày) và gom vào để xử lý theo đúng quy định.

Trường hợp phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc dị vật, dù dị vật nằm bên ngoài vùng hầu, họng, không nên dùng tay để lấy dị vật ra vì có thể vô tình đẩy dị vật vào sâu hơn, hoặc gây trầy xước, chấn thương niêm mạc vùng hầu họng của trẻ.

Người nhà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thực hiện lấy dị vật cho trẻ. Tuyệt đối không sử dụng biện pháp dân gian như nuốt cơm, hoa quả, dùng kim châm đầu ngón tay… có thể khiến tình trạng hóc của trẻ nghiêm trọng hơn.

Chồng bất ngờ ôm vợ trong lúc vợ đang ngoáy tai làm dị vật đâm sâu vào tai trái

Trong lúc hai vợ chồng chuẩn bị ngủ trưa, chị vợ nằm ngoáy tai. Bất ngờ, chồng chị quay sang ôm chị, tay chồng chị va trúng vào tay chị đang ngoáy tai làm cây ngoái tai đâm sâu vào trong tai trái.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Gạo là nguồn carbohydrate tốt trong chế độ ăn uống cân bằng. Gạo cũng chứa vitamin B và các khoáng chất như kẽm, magie.

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Trái cam tác dụng sức khỏe thế nào mà người dân thường tặng nhau mỗi khi bị đau?

Cam có hàm lượng vitamin C cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp nước cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Trái cam tác dụng sức khỏe thế nào mà người dân thường tặng nhau mỗi khi bị đau?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Bé trai 2 tuổi uống nhầm bột thông cống vì tưởng đồ ăn

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, bệnh viện này vừa cứu sống một bé 2 tuổi uống nhầm bột thông cống.

Bé trai 2 tuổi uống nhầm bột thông cống vì tưởng đồ ăn

Ăn nhiều lòng se điếu, nguy hại sức khỏe ra sao?

Ở xứ mình, lòng heo hay còn gọi là phèo, lòng lợn là món khoái khẩu của nhiều người, nhất là lòng se điếu (phèo hai da), từ luộc chấm mắm tôm tới cháo lòng, bún mắm, ai mà không mê.

Ăn nhiều lòng se điếu, nguy hại sức khỏe ra sao?

Tại sao nước mía lại cần cho thêm tắc?

Nước mía là thức uống rất quen thuộc với nhiều người, nhất là mùa hè thời tiết nóng nực. Nước mía cũng được cho là giúp giải nhiệt và mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe vì mía chứa khá nhiều dinh dưỡng.

Tại sao nước mía lại cần cho thêm tắc?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar