29/06/2018 14:53 GMT+7

Bé gái 14 tháng tuổi bị khỉ xổng chuồng cạp lún sọ

HỒNG PHƯƠNG
HỒNG PHƯƠNG

TTO - Một bé gái 14 tháng tuổi được đưa đi cấp cứu trong tình trạng rách đầu, lún sọ, chảy máu rỉ rả màng xương sọ do bị khỉ nhà hàng xóm to gấp đôi cắn vào chiều 28-6.

Bé gái 14 tháng tuổi bị khỉ xổng chuồng cạp lún sọ - Ảnh 1.

Bệnh nhi K. bị chấn thương sọ não do lún xương sọ vùng đỉnh, chẩm phải - Ảnh - BVCC

Theo đó, bé gái N.P.N.K. (14 tháng, ngụ tại Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong lúc đang ngồi chơi với gia đình trước sân nhà, thì bị khỉ nhà hàng xóm xổng chuồng, chạy qua tấn công, cào mặt và cắn ngay đỉnh đầu bé. Vết thương khá sâu rộng, chảy máu nhiều. 

Bé khóc thét kinh hoàng. Người nhà không kịp phản ứng, chỉ thảng thốt xua đuổi con khỉ. 

Ngay sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã băng bó cho bé rồi nhanh chóng đưa bé đi Bệnh viện Nhi Đồng TP cấp cứu.

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Đồng TP, khi bé K. nhập viện, toàn bộ vùng tóc và da đầu bị lột hết ra, máu chảy nhiều, liên tục khóc rên. Qua kết quả thăm khám lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi K. bị chấn thương sọ não do lún xương sọ vùng đỉnh, chẩm phải.

Êkip mổ đã bóc tách tổ chức dưới da bộc lộ vùng lún, vết cắn dài khoảng 6cm, cắt xung quanh phần xương lún. Thám sát thấy vết thương sâu, chảy máu rỉ rả từ màng xương, êkip nhanh chóng cầm máu và đóng vết mổ.

Ca mổ diễn ra thành công. Bên cạnh đó, các bác sĩ đã áp dụng những biện pháp điều trị tích cực và phù hợp nhất trong việc chống nhiễm trùng và cầm máu cho bé.

Bệnh nhi tỉnh táo ngay sau mổ, đến nay sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, bé vẫn còn trong tình trạng sợ hãi. 

Cẩn trọng khi bị động vật lạ tấn công

Các bác sĩ Khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi Đồng TP khuyên:

Hầu hết các loài động vật nếu bị nhiễm bệnh dại có thể truyền bệnh cho con người thông qua vết cắn. Do đó một con khỉ bị dại cắn người thì cần phải được xử trí như những trường hợp bị chó dại cắn. Đầu tiên, cần biết rõ là con khỉ đó ở đâu, trong rừng hay trong vườn thú hay ở nhà?

Bạn có khả năng theo dõi con khỉ đó hay không? Có bác sĩ thú y để giám sát con vật hay không?

- Nếu không có khả năng theo dõi con vật hoặc con vật trốn thoát thì bạn cần cho cháu đi tiêm phòng.

- Nếu có khả năng theo dõi con vật thì có 2 xu hướng:

Chưa tiêm phòng vắcxin, tiếp tục theo dõi con vật, nếu sau 10 ngày con vật không chết thì không cần phải tiêm phòng.

Tiêm phòng vắcxin ngay và kết hợp theo dõi con vật (thường thực hiện ở những địa phương có dịch bệnh dại lưu hành). Nếu sau 10 ngày con vật còn sống thì ngừng tiêm hoặc tiếp tục tiêm nhưng chuyển từ phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thành phác đồ chủ động phòng bệnh dại trước khi phơi nhiễm, tức là chủ động tiêm phòng vắcxin.

HỒNG PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar