01/08/2019 09:12 GMT+7

'Bẫy Thucydides' và hành động của ASEAN

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Trước bất kỳ thách thức toàn cầu nào, sự hợp tác và thúc đẩy thịnh vượng tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn là giải pháp tối ưu.

Bẫy Thucydides và hành động của ASEAN - Ảnh 1.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (thứ 4 và 5 từ trái sang) trong cuộc họp cấp ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tại Bangkok ngày 31-7 - Ảnh: AFP

Đó là thông điệp mà Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đưa ra ngày 31-7 tại Bangkok, nơi diễn ra Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 52.

“Có khó khăn trong việc tìm sự cân bằng, nhưng việc vượt qua nỗi sợ và sự mất lòng tin giữa chính chúng ta, và giữa chúng ta với nhau, cũng như giữa chúng ta với các cường quốc khác sẽ biến ASEAN thành trung tâm cho sự hòa bình, ổn định và thịnh vượng toàn cầu, vốn có thể nâng tất cả cùng tiến lên.

Ngoại trưởng Thái Lan DON PRAMUDWINAI

Thách thức trên Biển Đông

Các vấn đề Biển Đông phủ sóng AMM năm nay, khi Trung Quốc có hàng loạt động thái gây bất ổn trong khu vực, điển hình là việc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng nhóm tàu hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa phía nam Việt Nam.

Kết thúc ngày làm việc 31-7, ngoại trưởng các nước ASEAN đã ra tuyên bố chung dài 23 trang, trong đó Biển Đông được nhắc tới như một trong hai vấn đề lớn khu vực cần quan tâm, bên cạnh diễn biến ở bán đảo Triều Tiên.

Về mặt hình thức, bản tuyên bố chung thành công trong việc chỉ ra những thách thức hiển hiện ở Biển Đông.

Các ngoại trưởng nêu trong tuyên bố chung: "Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết phải thúc đẩy niềm tin, tự kiềm chế trong hành động và tránh những hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, đồng thời theo đuổi các biện pháp giải quyết tranh chấp trong hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982".

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 là cơ sở quan trọng để căn cứ và giải quyết các tranh chấp hiện tại ở Biển Đông. Một phán quyết dựa trên UNCLOS năm 2016 đã bác bỏ yêu sách lãnh thổ "đường lưỡi bò" đầy tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, song Bắc Kinh đã ngó lơ phán quyết này dù cũng là thành viên của UNCLOS.

Tháng 7 vừa qua, chuyên gia và học giả quốc tế cũng khẳng định Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS khi đưa tàu khảo sát vi phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam.

Việc đưa UNCLOS vào tuyên bố chung đã là một thành công, trong bối cảnh xuất hiện tin đồn rằng đã rất khó khăn để chốt nội dung.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 31-7, ông William Church, giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu xung đột năng lượng mới (NECsc), lạc quan về cuộc họp này.

Ông nói: "Tôi cho rằng nên xem cuộc họp này là một bước mở ra các thảo luận, bất kể câu chữ ra sao. Khi làm việc với các nước ASEAN, tôi luôn thấy một sự trì hoãn với Trung Quốc, trước sau gì cũng thế".

Tránh "bẫy Thucydides"

Trên thực tế, sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, cụ thể và gần nhất là tranh chấp thương mại, là vấn đề được các ngoại trưởng ASEAN chú trọng tại hội nghị năm nay.

Chủ nhà Thái Lan đã chỉ ra thách thức từ sự cạnh tranh này, khi cả hai cường quốc kinh tế nêu trên đều có ảnh hưởng sâu đậm tới kinh tế khu vực. ASEAN thậm chí còn là trung tâm trong các nỗ lực vận động, tranh thủ tầm ảnh hưởng từ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, hay sáng kiến Vành đai - con đường của Trung Quốc.

Hôm 29-7, Thái Lan thực chất đã cung cấp góc nhìn của nước này về thách thức của ASEAN thông qua phát biểu của cố vấn ngoại trưởng Pornpimol Kanchanalak.

Bà Kanchanalak lấy hình ảnh "bẫy Thucydides" để nói về cạnh tranh Mỹ - Trung. Thucydides là tên nhà sử học Hi Lạp, người nổi tiếng với nhận định: "Điều khiến một cuộc chiến trở thành điều không thể tránh khỏi là sức mạnh từ Athens và nỗi sợ hãi mà điều đó gây ra ở Sparta".

"Bẫy Thucydides" đã được giới học giả dùng để chỉ sự cạnh tranh khó tránh giữa Trung Quốc và Mỹ thời hiện đại. Và dù có nhiều tranh luận về chuyện ai đang sợ hãi, "bẫy Thucydides" vẫn là ác mộng cho phần còn lại vì "trâu bò húc nhau thì ruồi muỗi chết".

Để đối phó với sự cọ xát giữa các cường quốc, Thái Lan đã đề xuất giải pháp. Trong phát biểu với các đồng nghiệp, Ngoại trưởng Thái Lan Pramudwinai khẳng định tăng cường niềm tin và sự hợp tác trong ASEAN, hội nhập sâu rộng hơn để thúc đẩy thương mại và sự thịnh vượng là yếu tố sống còn.

Ông cho rằng ASEAN phải nhìn ra ngoài, thay vì cứ nhìn vào trong: "Chúng ta phải nhận ra rằng việc nhìn vào trong và nhìn ngắn không phải là lựa chọn của chúng ta, và không bao giờ là thế. Giữa sự náo loạn, chúng ta phải hướng ngoại và nhìn ra phía trước nhiều hơn bao giờ hết".

Tiến độ đàm phán COC

Trong tuyên bố chung, các ngoại trưởng tại cuộc họp AMM thống nhất sẽ chốt nội dung sơ bộ cho Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong năm nay. Tuyên bố viết: "Chúng tôi cũng hoan nghênh những nỗ lực nhằm hoàn thành nội dung dự thảo đàm phán COC trong năm nay.

Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì và xây dựng môi trường đàm phán COC hiệu quả, và vì thế hoan nghênh các biện pháp thực tiễn có thể giúp giảm bớt căng thẳng, các nguy cơ xảy ra sự cố, phán đoán và tính toán sai lầm".

TTO - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng ngoại trưởng các nước ASEAN và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar