03/11/2012 11:45 GMT+7

Bầu cử Mỹ trước giờ G: Nước Mỹ vẫn chia rẽ

THANH TUẤN (thực hiện từ New York)
THANH TUẤN (thực hiện từ New York)

TTCT - Nước Mỹ đang trong những thời khắc cuối trước bầu cử tổng thống vào ngày 6-11-2012. TTCT trao đổi với giáo sư Graham Wilson, chủ nhiệm khoa chính trị Trường ĐH Boston, về những nhận định của ông trong cuộc bầu cử lần này.

Phóng to

Ông Obama (trái) đang dẫn trước ông Romney, theo các cuộc thăm dò dư luận

Phóng to
GS Graham Wilson - Ảnh: bu.edu
* Tổng thống Obama tranh cử bằng thông điệp "Hi vọng và Thay đổi" bốn năm trước nhưng rõ ràng ông đã không thực hiện được nhiều lời hứa của mình. Chúng ta đã thấy những điểm yếu, sự ngây thơ và quá nhiều lời hứa không thực hiện của ông?

- Không có tổng thống nào kể từ thời Franklin Delano Roosevelt nhậm chức gặp nhiều khó khăn kinh tế như Tổng thống Obama trong bối cảnh phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh. Trong hai cuộc chiến này, Mỹ khi đó đang trên bờ thất bại ở Afghanistan. Tính trong bối cảnh như vậy, thành tích của Tổng thống Obama là khá ấn tượng.

* Nhưng có giải thích nào cho việc ông Obama bỏ lỡ nhiều lời hứa của mình?

- Không chỉ đối đầu với khó khăn kinh tế, phe Cộng hòa [ở Quốc hội] còn tìm mọi cách cản trở ông. Ông Obama có lẽ đã ngây thơ khi nghĩ rằng Washington sẽ hợp tác với ông thay vì hiểu rằng phe Cộng hòa sẽ cố sống cố chết để chống lại bằng mọi giá các đề xuất từ Nhà Trắng.

* Tại sao Washington lại trở nên chia rẽ đến vậy trong bốn năm vừa rồi? Hai phe dường như chỉ khăng khăng giữ quan điểm của đảng mình thay vì hợp tác. Phải chăng đó là vì chiến thắng áp đảo của Tổng thống Obama và phe Dân chủ vào năm 2008 hay vì những lý do gì khác?

- Nước Mỹ vẫn luôn chia rẽ về cách điều hành đất nước: tăng thuế và chính quyền quản lý nhiều hơn đối với các chính sách hay là giảm thuế và cắt các chương trình phúc lợi. Phe Cộng hòa trong quá khứ đã tìm mọi cách giảm thuế trong khi phe Dân chủ tìm mọi cách tăng phúc lợi xã hội [các chiêu lấy phiếu của các đảng]. Những thỏa hiệp có lợi cho các đảng nhưng không bền vững này rồi sẽ phải chấm dứt khi mức nợ liên bang của Mỹ đang phình to khổng lồ. Giờ là thời điểm lựa chọn: giảm thuế hay tiếp tục tăng phúc lợi? Đây chính là nguyên nhân ẩn sâu sau sự chia rẽ của hai đảng.

* Có cách nào để giải quyết tình trạng chia rẽ giữa hai đảng này sau bầu cử?

- Nếu Obama tái đắc cử, phe Cộng hòa có lẽ sẽ buộc phải nhượng bộ với ông lần này.

* Thống đốc Romney, với kinh nghiệm trong lĩnh vực tư nhân, có thể đem đến thay đổi gì cho Washington? Phe Cộng hòa luôn tuyên bố rằng kinh nghiệm kinh doanh của ông sẽ mang thêm việc làm và thay đổi cho nước Mỹ?

- Kinh nghiệm kinh doanh của Romney thực tế chẳng liên quan gì tới chuyện đưa ra quyết sách cho nền kinh tế về mặt tổng thể. Thậm chí nó có thể có hại trong điều hành nền kinh tế. Kinh nghiệm chính trị như thời gian làm thống đốc bang Massachusetts của Romney mới có ý nghĩa và gần với việc điều hành [một nền kinh tế] hơn.

* Chúng ta luôn nói về bất ngờ tháng 10 trong bầu cử Mỹ. Chúng ta đã có bất ngờ gì trong tháng 10 năm nay? Video clip mà ông Romney chỉ trích 47% cử tri ăn bám hay cuộc tranh luận đầu tiên của Tổng thống Obama? Phe Obama từng tưởng họ dễ dàng có cuộc bầu cử này khi video clip 47% lộ ra để rồi mọi thứ chợt thay đổi sau màn trình diễn vô hồn của Obama tại Denver?

- Cuộc tranh luận đầu tiên là một bất ngờ và là sai lầm tự tạo của Obama.

* Kể từ cuộc tranh luận đầu, Romney đã thay đổi rất nhiều tuyên bố về giảm thuế, y tế, phụ nữ, phá thai... Ðâu là lý do cho việc này?

- Romney đã thành công trong việc đổi ngược lại toàn bộ những tuyên bố ông từng nói khi còn vận động tranh cử sơ bộ ở phe Cộng hòa. Dường như mọi người chẳng để ý rằng những tuyên bố hồi tháng 10 của ông đối lập hoàn toàn với những gì ông nói từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay.

* Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ cuối cùng chỉ phụ thuộc vào kết quả 8-9 bang tranh chấp. Có nghĩa lá phiếu của ông ở Massachusetts hay phiếu cử tri ở những bang như California, New York, Texas thực tế chẳng được chú ý (các bang chỉ trung thành với một đảng nhất định) dù về tầm quan trọng, dân số, đóng góp kinh tế, các bang này quan trọng hơn rất nhiều?

- Đây là một trong nhiều bất lợi của việc duy trì bầu cử tổng thống theo đại cử tri đoàn. Dù vậy ở bang Massachusetts chúng tôi, cuộc bầu cử thượng nghị sĩ vẫn có tầm quan trọng rất lớn.

* Liệu người Mỹ có kỳ vọng thay đổi thật sự nào nếu Obama hay Romney thắng cử trong tháng 11?

- Nếu Romney thắng, tôi nghĩ sẽ dẫn đến việc cắt giảm một loạt chương trình chi tiêu trong nước. Với Obama, ông sẽ có cơ hội củng cố những thay đổi ông đã tiến hành trong nhiệm kỳ đầu tiên, như cải cách y tế chẳng hạn.

THANH TUẤN (thực hiện từ New York)

THANH TUẤN (thực hiện từ New York)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ triển khai tiêm kích F-15 tiên tiến đến căn cứ tiền tuyến ở Nhật Bản

Mỹ đã điều các chiến đấu cơ F-15EX thế hệ mới đến căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa (Nhật Bản), gần Trung Quốc.

Mỹ triển khai tiêm kích F-15 tiên tiến đến căn cứ tiền tuyến ở Nhật Bản

Lãnh đạo Đài Loan sắp ghé Mỹ, Trung Quốc phản ứng

Trung Quốc chỉ trích kế hoạch "những chuyến thăm lén lút" của lãnh đạo Đài Loan đến Mỹ, dưới bất cứ hình thức nào.

Lãnh đạo Đài Loan sắp ghé Mỹ, Trung Quốc phản ứng

Ông Trump nói vẫn 'chưa xong' với ông Putin

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng dù thất vọng với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, nhưng ông vẫn chưa bỏ cuộc.

Ông Trump nói vẫn 'chưa xong' với ông Putin

TP.HCM đặt hàng Tập đoàn The Asia Group

Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị đề xuất nhiều lĩnh vực mà Tập đoàn The Asia Group có thể thúc đẩy đầu tư.

TP.HCM đặt hàng Tập đoàn The Asia Group

Nga: Tối hậu thư của ông Trump không ảnh hưởng đến lập trường của Matxcơva

Phó chủ tịch Thượng viện Nga bác tối hậu thư của ông Trump, khẳng định lập trường Matxcơva về Ukraine không thay đổi.

Nga: Tối hậu thư của ông Trump không ảnh hưởng đến lập trường của Matxcơva

Hàn Quốc cam kết hỗ trợ cho những người đào tẩu khỏi Triều Tiên

Tổng thống Lee Jae Myung cam kết hỗ trợ người đào tẩu Triều Tiên hòa nhập và ổn định cuộc sống tại Hàn Quốc.

Hàn Quốc cam kết hỗ trợ cho những người đào tẩu khỏi Triều Tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar