31/08/2015 09:26 GMT+7

Bất thường thành bình thường

NGUYỄN NGỌC ĐIỆN
NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

TT - Cái xấu ở đâu cũng có. Nhưng có những cái xấu chỉ bắt đầu phát sinh từ một lúc nào đó, trong hoàn cảnh, điều kiện nhất định.

Ngay từ lúc mới manh nha, những cái xấu nếu được ghi nhận và xử lý bằng những đối sách thích hợp thì không có cơ hội lây lan. Chậm xử lý, ngăn chặn, nó sẽ sinh sôi, phát triển và xã hội phải trả giá.

Nuôi heo bằng chất cấm, dán logo lên xe để tạo , học giả lấy bằng thật, lừa đảo qua mạng... là những cái xấu thuộc loại này.

Có một thời những việc như thế được coi là cá biệt, không bình thường. Bởi đó không chỉ là những việc làm trái luật mà còn bị coi là trái với lẽ công bằng, với đạo lý.

Người nuôi heo chân chính chỉ bán được với giá bình thường, trong khi người bỏ vào thức ăn lại có được thịt heo siêu nạc bán giá cao và thu nhiều lợi nhuận. Người nuôi heo bằng chất kích thích bỗng dưng có lợi thế cạnh tranh hơn so với người nuôi heo chân chính, làm đúng luật.

Tương tự, người có logo “xe vua” tự tin hơn khi chở hàng quá tải, thu lợi cao hơn, dù việc làm của họ khiến đường sá bị hư hỏng.

Người không cần học mà vẫn có bằng cấp có điều kiện để vượt qua người chăm chỉ học tập, vất vả dùi mài sách vở năm này qua tháng nọ trong cuộc chạy đua nghề nghiệp...

Một khi cái xấu không bị thổi còi, không ít người từ chỗ ngờ ngợ, ngại ngùng đã tham gia làm việc xấu, cũng dùng chất cấm, cũng mua bán logo “xe vua”, cũng học giả để có bằng thật... Cứ thế, chuyện bất thường bỗng dưng trở thành chuyện... bình thường.

Để cái bất thường không là bình thường, chỉ có cách duy nhất là kịp thời phát hiện và ngăn chặn những điều bất thường đó.

Trong thời đại ngày nay truyền thông và Internet phát triển, việc thu thập, nắm bắt kịp thời thông tin về đời sống xã hội, cả việc tốt và cái xấu đều thuận tiện hơn.

Khi thấy cái xấu, xã hội - đặc biệt là cơ quan nhà nước - có điều kiện phân tích, đánh giá tình hình một cách đúng đắn, từ đó có cách ứng phó phù hợp và kịp thời.

Thực tế đã có nhiều cái xấu được phát hiện và xử lý, mà trong đó truyền thông đóng vai trò rất tích cực của người cung cấp thông tin.

Báo chí từng vào cuộc vạch rõ chân tơ kẽ tóc của cái xấu; nhà chức trách, xã hội hành động quyết liệt và cuối cùng cái xấu đã được khống chế. Nạn “cơm tù” hoành hành một thời trên tuyến quốc lộ 1 là ví dụ điển hình.

Đừng để điều bất thường trở thành bình thường bởi khi đó việc khắc phục, hạn chế nó sẽ tốn kém, khó khăn, tệ hơn là nó còn tạo ra những thói quen ứng xử không lành mạnh trong xã hội, đó là tiêu cực, là thói quen chấp hành pháp luật nhiều khi bị thiệt - còn biết lách thì được việc, khấm khá...

NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar