20/09/2021 10:31 GMT+7

Bất ngờ sau ngày cách ly...

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Khi dịch COVID-19 về làng, có người mắc bệnh, có người cách ly tập trung, cách ly tại nhà, nhưng chẳng ai đơn độc, mọi người chung tay hỗ trợ chăm sóc bò, gặt lúa, dọn dẹp nhà cửa.

Bất ngờ sau ngày cách ly... - Ảnh 1.

Các bạn trẻ xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa dầm nước gặt lúa giúp dân - Ảnh: TRẦN MAI

Cánh đồng thôn An Tráng (xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đang vào mùa lúa chín nhưng khá thưa vắng người do COVID-19.

Những người diện cách ly bắt buộc đã rời khỏi nhà,cửa không kịp khóa, ruộng nương, bò gà cũng chẳng quan tâm. Bà Mai Thị Nhàn (xã Nghĩa Thắng) chia sẻ, cả nhà bà đã cách ly 12 ngày. 

Lúc con trai mắc COVID-19, bà Nhàn chuẩn bị gặt 4 sào lúa, vậy mà bà quên hẳn, tất cả hướng về con trai, còn mẹ già đã 80 tuổi là F1 như mình. "Cả tuần sau, khi nghe con sức khỏe ổn, tui mới nhớ lúa chưa gặt, 3 con bò sắp sinh và đàn gà chẳng biết như thế nào", bà Nhàn tâm sự.

Bà Nhàn điện về nhờ hàng xóm, lúc này mới hay đoàn viên thanh niên xã Nghĩa Thắng đã hỗ trợ bà Nhàn gặt lúa, cào rơm. 

Những ngày bà không có ở nhà, các đoàn viên thay nhau cắt cỏ cho bò ăn và chăm sóc đàn gà vịt cẩn thận. Nghe xong bà Nhàn thở phào, nỗi lo không còn hiện diện trong góc nghĩ.

Dịch bệnh lan ra nhiều khu dân cư. Dù gia đình ông Trương Huỳnh Xuân Lâm (xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa) thuộc diện F2, cách ly tại nhà nhưng chẳng thể ra đồng gặt 1 mẫu lúa đang chín rộ. Đến khi ông Lâm thấy lúa được các đoàn viên xã Nghĩa Thuận chở về nhà mới "quảng gánh lo".

Không có ruộng lúa nào của người dân bị bỏ lại đồng. Những người trẻ thay nhau gặt giúp người dân. Họ vẫn kiên trì, mỗi ngày lấy sức trẻ gánh công việc. Nam gặt, vác lúa, nữ thì phơi khô, dồn bao. Ông Lâm bảo rằng ông và bà con đang cách ly không biết cảm ơn bao nhiêu lần cho đủ.

Khi dịch bệnh bùng phát, Huỳnh Nguyễn Minh Huy, sinh viên năm 2 tại một trường đại học, về quê nhà xã Nghĩa Thắng nhiều tháng và không thể trở lại trường. Và khi dịch "ghé làng", Huy xung phong hỗ trợ gặt lúa, chăm sóc bò, heo cho những gia đình đi cách ly tập trung.

Mồ hôi nhễ nhại sau khi vác lúa từ đồng vào đường lớn, Huy bảo rằng bà con trong xã cũng như người thân trong nhà. Tình làng nghĩa xóm, lúc này bà con cần hỗ trợ. 

"Mỗi người một tay, cùng nhau đi qua khó khăn. Ở quê khác với thành phố, đi cách ly còn cả núi công việc ở nhà. Mà toàn việc ngày nào cũng phải làm, không chậm trễ được. Tôi nghĩ các anh chị sau khi khỏi bệnh, hoàn thành cách ly về nhà thấy bò, gà mập mạp, lúa khô trong nhà là vui lắm", anh Huy chia sẻ.

Anh Đỗ Quang Kha, bí thư xã đoàn Nghĩa Thắng, mấy ngày qua cũng "ná thở" bởi quá nhiều việc, vừa điều phối anh em chia ra từng cụm hỗ trợ các khu dân cư khác nhau, vừa trực tiếp chạy đua với thời gian thu hoạch lúa cho bà con. 

Dù nỗ lực hết sức nhưng vẫn còn nhiều ruộng chưa gặt xong. Rồi  bão số 5 gây mưa lớn, anh Kha nói "Rất lo, nếu mưa này kéo dài, phải huy động anh em lội nước gặt. Nếu mưa ngớt thì tranh thủ gặt ngay không lúa lên mộng hết, công sức bà con coi như đổ sông", anh Kha nói.

Anh Lê Hoàng Thiện, phó bí thư xã đoàn Nghĩa Thuận, hiểu dù bà con có hoàn thành cách ly tập trung trở về nhà thì cũng phải tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà. Mà lúa đang chín rộ không thể để ngoài đồng thêm được. 

Anh Thiện tính sẽ năn nỉ chủ máy gặt tranh thủ lúc mưa gặt trước những diện tích ruộng chưa bị ngập, mang về xã hong tạm, chờ nắng lên phơi. Khi nước rút sẽ khẩn trương gặt những diện tích còn lại.

Xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Thắng chỉ là đại diện cho rất nhiều việc làm ý nghĩa của sức trẻ ở các làng quê. Anh Cao Lê Tùng Nghĩa, bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, cho biết từ khi dịch bùng phát, khoảng 2.200 đoàn viên thanh niên tỏa đi 163 xã, phường toàn tỉnh tham gia giúp dân.

Trong thời gian này, lực lượng đoàn viên ở nông thôn là khổ nhất khi liên tục ra đồng, rồi phụ giúp công việc nhà trong lúc chủ nhà điều trị bệnh, cách ly tập trung.

"Anh em rất đoàn kết và kiên trì giúp dân. Thấy anh em các địa phương cật lực làm việc mà vẫn tươi vui sức trẻ, tôi cảm ơn thanh niên cơ sở đã nỗ lực hết mình", anh Nghĩa nói.

Cậy láng giềng gần

TTO - Ông bà ta có câu 'bán bà con xa mua láng giềng gần', ở ngay giữa tâm dịch, trong suốt 4 tháng qua, điều này đúng hơn bao giờ hết. Nhà cách ly nhà nhưng bên trong những căn nhà kín cửa, mọi người có nhiều cách tương trợ nhau.

TRẦN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ thuộc Đoàn đại biểu TP.HCM học lớp 6 đã làm chatbot, hiến kế cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Viettel bồi dưỡng nhân tài.

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Không chỉ với nhiệm vụ tham gia duyệt binh tại Nga, nam quân nhân Bùi Quang Linh, quê Thái Bình, còn viral khắp cõi mạng những ngày qua bởi những clip 'đa nhiệm' như làm phóng viên, quay phim, MC, thậm chí làm ca sĩ hát tiếng Trung Quốc…

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Thấy cô gái nằm bất tỉnh, sùi bọt mép sau vụ tai nạn, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vội tấp xe vào lề để sơ cứu ngay cho nạn nhân. Nhờ xử trí kịp thời, cô gái thoát khỏi cơn nguy kịch.

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Theo Forbes, nhiều công việc từng không được xã hội ưa chuộng lại có mức thu nhập rất cạnh tranh và bảo đảm việc làm ổn định trong bối cảnh thị trường lao động đầy bất ổn.

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar