15/04/2022 08:18 GMT+7

Bắt đầu tuần lễ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5 - 12 tuổi cả nước

HỒNG HÀ - NGỌC AN
HỒNG HÀ - NGỌC AN

TTO - Sáng qua 14-4, Bộ Y tế đã phát động Tuần lễ tiêm chủng và mở đầu chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Bắt đầu tuần lễ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5 - 12 tuổi cả nước - Ảnh 1.

Tiêm vắc xin cho học sinh lớp 6 tại Hạ Long, Quảng Ninh. Trong tuần này, các tỉnh thành đều mở chiến dịch tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi - Ảnh: H.HÀ

Gần 200 học sinh lớp 6 của Trường THCS Trần Quốc Toản,TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tham gia buổi tiêm đầu tiên.

Theo ông Đặng Đức Anh - viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, bên cạnh Quảng Ninh, vắc xin đã được chuyển về các kho khu vực để tiêm cho học sinh lớp 6 các tỉnh thành trong đợt đầu chiến dịch trong vài ngày tới.

An toàn, nhưng cha mẹ vẫn lo

Tại phòng theo dõi sau tiêm trong trường và cổng Trường THCS Trần Quốc Toản, bên cạnh nhóm trẻ vừa tiêm xong và đang được theo dõi là nhiều cha mẹ các cháu đến để... ngóng con, vì thấy lo nên đến xem con tiêm thế nào. 

"Buổi đầu tiên các con tiêm chủng nên chúng tôi đến cho yên tâm, dù biết là các thầy cô đã chuẩn bị kỹ càng rồi", chị N.N.H., phụ huynh một bé lớp 6, chia sẻ.

Là điểm tiêm đầu tiên của cả nước, từ vài ngày trước các thầy cô Trường Trần Quốc Toản và cán bộ y tế của Trạm y tế phường, Trung tâm Y tế TP Hạ Long đã chuẩn bị cho buổi tiêm này, ngày 13-4 đã triển khai khám sàng lọc trước tiêm.

So với tiêm chủng cho người từ 12 tuổi trở lên trước đây, bác sĩ Nguyễn Quỳnh Thương - trạm trưởng Trạm y tế phường Hồng Hà, phụ trách một bàn khám trước tiêm cho các cháu - cho hay ngoài hỏi tiền sử bệnh lý của cháu, bác sĩ cũng hướng dẫn kỹ các cháu theo dõi sau tiêm, báo ngay cho cha mẹ nếu có nổi ban, nổi mẩn, sốt... sau tiêm. 

"Trẻ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm đợt này nhỏ tuổi, có thể bỏ sót triệu chứng và phản ứng sau tiêm", bác sĩ Thương nói.

Chính vì vậy tại buổi tiêm đầu tiên, tất cả các cháu đến tiêm đều được yêu cầu mang theo phiếu sàng lọc trước tiêm có chữ ký đồng ý của cha mẹ. 

Các cháu cũng được hướng dẫn tạm ngưng chơi thể thao và các trò chơi vận động mạnh trong 3 ngày sau tiêm, từ ngày thứ 4 trở đi có thể chơi trò chơi nhưng phải trong điều kiện nhẹ nhàng hơn so với bình thường. Cha mẹ cũng được khuyến cáo theo dõi sát trẻ để phát hiện sớm nếu có bất thường.

Trao đổi với báo chí bên lề buổi lễ tiêm chủng đầu tiên cho trẻ, ông Đặng Đức Anh cho biết lô vắc xin đầu tiên về Việt Nam hôm 9-4 (vắc xin Moderna) đã được chuyển cho các địa phương, lô kế tiếp về trong nửa đầu tháng 4 cũng là vắc xin Moderna, sẽ sử dụng tiêm cho trẻ lớp 6 toàn quốc. 

Chương trình tiêm chủng mở rộng và Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm cho trẻ lớn nhất trong nhóm là trẻ lớp 6 trước, sau đó sẽ đến lớp 5, lớp 4...

Trong đó, 2 loại vắc xin sử dụng đợt này gồm vắc xin Moderna liều dùng bằng 1/2 liều cho người lớn, sử dụng cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi; vắc xin Pfizer liều bằng 1/3 liều dành cho người lớn, sử dụng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Bắt đầu tuần lễ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5 - 12 tuổi cả nước - Ảnh 2.

Nữ điều dưỡng chuẩn bị vắc xin để tiêm cho học sinh lớp 6 tại Quảng Ninh - Ảnh: H.HÀ

Số vắc xin từ nguồn viện trợ đủ tiêm cho trẻ em

Tại tờ trình gửi Chính phủ về việc cung ứng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ Y tế cho hay đến nay số lượng vắc xin các quốc gia, tổ chức đã cam kết tài trợ là 16,8 triệu liều, đều còn hạn sử dụng trên nhãn nên Bộ Y tế cho biết sẽ triển khai tiêm hết cho các đối tượng trước khi hết hạn.

Trong số vắc xin viện trợ, gồm có vắc xin Úc viện trợ với hơn 7,2 triệu liều, vắc xin của Hà Lan viện trợ 2 triệu liều và vắc xin Pháp viện trợ 2 triệu liều. Ngoài ra, Bộ Y tế đã làm việc với Tập đoàn Pfizer và được đồng ý ký hợp đồng mua thành nhiều đợt.

Theo Bộ Y tế, số lượng vắc xin viện trợ đến nay đáp ứng đủ nhu cầu tiêm mũi 1 trước ngày 15-5, sẽ hoàn thành tiêm mũi 2 trong tháng 6-2022 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng. Qua rà soát số trẻ cần tiêm đến hết quý 2-2022 là hơn 8,2 triệu trẻ (không bao gồm 3,5 triệu trẻ đã nhiễm COVID-19).

Nghiên cứu tiêm liều nhắc lại thứ 2

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, tỉ lệ tiêm 2 mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt cao và đang tiếp tục tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên.

"Chúng ta phải nghiên cứu tiêm liều nhắc lại thứ 2, ưu tiên cho người nguy cơ cao: cao tuổi, có bệnh lý mãn tính... để bảo vệ thành quả chiến dịch tiêm chủng từ trước đến nay", ông Sơn nói thêm.

Về hiệu quả tiêm chủng, theo bà Nguyễn Thị Hạnh - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, tỉnh có tỉ lệ tiêm chủng đạt cao, tháng 1-2022 đã tiêm được mũi 3 cho 97% người có chỉ định và đủ điều kiện từ 18 tuổi trở lên, đến nay 99% người từ 12 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi.

Chính vì vậy dù có số mắc COVID-19 cao, nhưng 97% ca mắc tại Quảng Ninh là thể nhẹ và không triệu chứng, trên 2% triệu chứng lâm sàng mức trung bình, thể nặng chỉ chiếm 0,88%. Tỉ lệ tử vong/số mắc tại Quảng Ninh chỉ bằng 1/10 so với mức trung bình của cả nước.

Tiêm vắc xin cho trẻ 5-12 tuổi: TP.HCM thận trọng tối đa, đảm bảo an toàn cao nhất

TTO - Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) Nguyễn Hồng Tâm khẳng định như vậy tại họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP chiều 14-4.

HỒNG HÀ - NGỌC AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 vấn đề sức khỏe khiến tay, chân luôn lạnh toát

Tay, chân liên tục lạnh toát có phải dấu hiệu cho thấy sức khỏe có vấn đề không?

5 vấn đề sức khỏe khiến tay, chân luôn lạnh toát

Mua phải sản phẩm giảm cân chứa chất cấm nguy hại thế nào?

Mong muốn giảm cân nhanh, không ít chị em rơi vào "bẫy" thực phẩm chức năng giảm cân được quảng cáo rầm rộ trên mạng.

Mua phải sản phẩm giảm cân chứa chất cấm nguy hại thế nào?

Bộ Y tế yêu cầu các nhà khoa học, cán bộ ngành y ký cam kết không tham gia quảng cáo sai lệch

Bộ Y tế thành lập 15 tổ kiểm tra lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế.

Bộ Y tế yêu cầu các nhà khoa học, cán bộ ngành y ký cam kết không tham gia quảng cáo sai lệch

Ăn nhiều muối có thể gây trầm cảm?

The Journal of Immunology phát hiện mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chế độ ăn nhiều muối và các triệu chứng giống trầm cảm ở chuột.

Ăn nhiều muối có thể gây trầm cảm?

Kem chống nắng nhà Đoàn Di Băng chỉ số SPF 2,4 ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

Chuyên gia cho biết dùng kem chống nắng kém chất lượng hoặc có chỉ số SPF thấp có thể khiến da cháy nắng cấp tính, tăng nguy cơ ung thư da.

Kem chống nắng nhà Đoàn Di Băng chỉ số SPF 2,4 ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar