21/08/2020 22:21 GMT+7

Bất chấp COVID-19, hơn 50% doanh nghiệp Việt Nam không muốn trì hoãn kinh doanh

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Khoảng 52% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết sẽ duy trì kế hoạch mở rộng kinh doanh trong năm 2020 bất chấp trở ngại dịch COVID-19. Tỉ lệ này đưa Việt Nam là thị trường duy nhất có doanh nghiệp muốn đầu tư cao hơn trì hoãn.

Bất chấp COVID-19, hơn 50% doanh nghiệp Việt Nam không muốn trì hoãn kinh doanh - Ảnh 1.

Nhiều mô hình kinh doanh mới vẫn được ra đời trong đại dịch COVID-19 ở Việt Nam - Ảnh: N.BÌNH

Cuộc khảo sát thực hiện với 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong ASEAN do Ngân hàng UOB và các tổ chức Accenture và Dun & Bradstreet thực hiện vừa được công bố ngày 21-8, cho thấy các cách thức các doanh nghiệp thích ứng với môi trường kinh doanh đang biến động vì dịch bệnh.

Đối mặt với những thách thức chưa từng có này, các DNVVN phải đánh giá lại các chiến lược kinh doanh cho tương lai. Tuy DNVVN ở các thị trường khác nhau phần lớn phải điều chỉnh tầm nhìn của mình, DNVVN tại Việt Nam có sự khác biệt nhỏ.

Việt Nam có tỉ lệ thấp nhất (47%) DNVVN cho biết sẽ trì hoãn việc đầu tư trong năm và là thị trường duy nhất có tỉ lệ doanh nghiệp duy trì kế hoạch đầu tư trong năm 2020 cao hơn (52%) so với tỉ lệ chọn phương án trì hoãn.

Cuộc khảo sát cho thấy gần 3/5 số DNVVN ASEAN (58%) sẽ không còn xúc tiến các kế hoạch đầu tư như dự định trong năm. Tuy nhiên, khoảng 1/3 (36%) vẫn sẽ kiên trì theo đuổi các kế hoạch đầu tư bất chấp trở ngại.

Để giúp doanh nghiệp đối phó với việc gián đoạn kinh doanh, chính phủ của các nước ASEAN đã đưa ra nhiều sáng kiến hỗ trợ cộng đồng này. Hầu hết các DNVVN hài lòng với những biện pháp giảm nhẹ thiệt hại của COVID-19 từ chính phủ của mình, với hơn nửa (58%) bày tỏ sự hài lòng này.

Tỉ lệ này tại Việt Nam khá cao với 68% trong khi đó DNVVN tại Thái Lan (47%) và Indonesia (45%) cảm thấy rằng chính phủ có thể thực thi nhiều biện pháp hỗ trợ hơn nữa cho họ.

Trong số tất cả các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại của COVID-19 do chính phủ thực thi, các doanh nghiệp ASEAN đánh giá cao nhất những biện pháp có thể hỗ trợ dòng tiền cho họ.

Báo cáo cũng ghi nhận doanh nghiệp Việt Nam xếp thứ 3 khu vực về đầu tư công nghệ để hồi phục COVID-19, sau Thái Lan, Indonesia... Đây cũng là xu hướng chung của doanh nghiệp trong khu vực với hai phần ba (64%) các doanh nghiệp nhỏ cho biết ưu tiên đầu tư cao nhất cho công nghệ.

Mặc dù có tới 88% doanh nghiệp buộc phải giảm kỳ vọng doanh thu trong năm 2020, nhưng gần một nửa (44%) vẫn tăng ngân sách cho đầu tư cho công nghệ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhỏ sẵn sàng áp dụng công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ông Lawrence Loh - giám đốc Ngân hàng bán lẻ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng UOB - cho biết phải đối mặt với gián đoạn việc kinh doanh vì COVID-19, hiện nhiều doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra công nghệ có thể tạo ra sự khác biệt với họ.

Họ đang phải thích ứng với những thay đổi từ đại dịch bằng cách chuyển hướng sang công nghệ nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cũng như nội lực trong dài hạn.

Tính theo ngành, 50% các doanh nghiệp nhỏ ngành thực phẩm - đồ uống (F&B), công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe và 48% trong lĩnh vực xây dựng, 46% trong thương mại bán lẻ cho biết họ muốn đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ.

Ngoài công nghệ, các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN cũng muốn đầu tư vào việc phát triển kỹ năng cho nhân viên (51%), mua máy móc và thiết bị (40%). Việc đầu tư mua sắm các phương tiện xe cộ có mức ưu tiên thấp nhất (18%).

Nhóm thực hiện tiến hành phỏng vấn 1.000 DNVVN tại Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, 200 doanh nghiệp cho mỗi thị trường. Cuộc khảo sát được thực hiện tại 2 thời điểm, lần đầu vào tháng 7-2019 và lần tiếp theo vào tháng 5-2020, tương ứng trước và trong đại dịch để tìm hiểu ảnh hưởng của COVID-19 đối với DNVVN.

Thủ tướng: không thể vô cảm trước khó khăn của người dân, doanh nghiệp

TTO - Thủ tướng nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách 2021, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, và lưu ý phải giảm chi phí cho doanh nghiệp.

N.BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Công an tỉnh Lạng Sơn xác định đây là nhóm đối tượng hoạt động tội phạm theo phương thức đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, liên quan nhiều địa phương, hoạt động xuyên quốc gia, xuyên biên giới.

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam. Đây là cơ hội để sầu riêng nước ta tăng cường xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân.

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Ngân 98 cho biết vừa làm đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng, nghi ngờ bị vu khống và hãm hại có tổ chức để hạ bệ danh dự và uy tín.

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?

Cảng nước sâu Mỹ Thủy có khả năng đón tàu 100.000 tấn đang gấp rút thi công, để đưa 1 bến cảng vào hoạt động cuối năm 2025, cùng với mong muốn biến cảng này thành một trong những cảng trung tâm cả nước.

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar