20/12/2016 16:00 GMT+7

​“Bắt bệnh” trẻ bị ho, khò khè khi thời tiết thay đổi

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Trẻ em có đường hô hấp đặc biệt nhạy cảm nên khi thời tiết thay đổi sẽ khiến các bé dễ mắc bệnh đường hô hấp gây ho, khò khè.

Làm sao nhận biết khò khè ở trẻ?

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm như tiếng ngáy hay âm sắc cao như tiếng huýt sáo, tiếng rít qua kẽ lá… mà ta có thể nghe thấy khi bé hít thở.

Trong trường hợp nhẹ, để nghe tiếng khò khè ta phải áp tai vào mũi bé, vào lưng bé hay phải dùng đến ống nghe chuyên dụng và nghe thật kỹ mới phát hiện được. 

Trong trường hợp nặng ta có thể nghe tiếng khò khè khi bé thở từ xa.

Những nguyên nhân thường gây ra ho, khò khè cho trẻ khi thời tiết thay đổi?

Khò khè là do sự tắc nghẽn ở các đường dẫn khí nhỏ là phế quản và tiểu phế quản khiến cho không khí lưu thông qua đây phải lách qua những khe hẹp và tạo ra tiếng khò khè.

Như đã nói, trẻ em có đường hô hấp đặc biệt nhạy cảm, các lông chuyển và chức năng tạo ẩm, làm ấm không khí hít vào chưa hoạt động hoàn chỉnh. Vì thế khi thời tiết trở lạnh, không khí vào đường thở của bé không được sưởi ấm đầy đủ khiến đường hô hấp của trẻ dễ bị nhiễm lạnh, tăng tiết đàm nhớt, trở nên yếu ớt trong việc chống đỡ những tác nhân gây bệnh như vi rút hợp bào hô hấp, cúm, á cúm hay nặng hơn là các loại vi trùng như phế cầu khuẩn, Haemophilus Influenza, tụ cầu vàng,… gây ra các bệnh lý viêm tiểu phế quản và viêm phế quản.

Đối với trẻ sơ sinh, khò khè rất thường gặp nhưng trong nhiều trường hợp không phải do tình trạng tắc nghẽn tiểu phế quản hay phế quản nêu trên mà chỉ là do tắc nghẹt mũi đơn thuần. Nguyên nhân là do vào tuổi sơ sinh, trẻ chưa biết thở bằng miệng mà chỉ thở bằng mũi.

Tuy nhiên, kích thước lỗ mũi trẻ sơ sinh lại rất nhỏ và hẹp nên chỉ cần sự tăng tiết dịch như sổ mũi đơn thuần cũng làm cho trẻ nghẹt mũi và khó thở. Nếu chú ý kỹ, khi áp tai vào mũi bé ta sẽ nghe thấy tiếng khụt khịt chứ không phải khò khè và khi áp tai hay đặt ống nghe vào lưng bé thì thấy tiếng thở hoàn toàn bình thường.

Trong trường hợp tắc nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, ta chỉ cần nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để làm thông thoáng đường mũi thì tiếng khò khè sẽ biến mất.

Đối với những trẻ lớn hơn 18 tháng tuổi, khi trẻ có triệu chứng ho khò khè thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi là dấu hiệu nghi ngờ bé có bệnh suyễn. Suyễn là một bệnh lý có tính di truyền (cha mẹ, anh em, ông bà thường có tiền căn suyễn, chàm hay viêm mũi dị ứng), biểu hiện bằng việc tăng nhạy cảm của đường hô hấp khi có các yếu tố kích thích như lông chó mèo, khói thuốc lá hay thời tiết thay đổi dẫn đến việc co thắt phế quản tạo ra cơn ho khò khè hay còn gọi là cơn hen phế quản.

Bạn cần làm gì khi trẻ bị ho, khò khè ?

Khi con bạn bị ho khò khè, hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám, xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, đặc biệt là trong trường hợp ho, thở khò khè kèm theo các dấu hiệu nặng như: thở mệt, thở nhanh, tím tái, li bì, bứt rứt, bỏ ăn, bỏ bú, khò khè nặng khiến trẻ không ngủ được, khò khè tái phát nhiều lần.

Bạn không được tự ý mua thuốc cho trẻ như các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… Vì ho, khò khè tùy vào từng nguyên nhân sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Sử dụng thuốc không đúng cách có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, gây lờn thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Biện pháp phòng ngừa ho, khò khè cho trẻ khi thời tiết thay đổi

Khi thời tiết chuyển sang lạnh, những phương pháp sau đây có thể hữu ích giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cho bé:

Giữ ấm cho trẻ: trong nhà, nơi ngủ và chơi của trẻ phải giữ ấm cúng và thông thoáng. Khi trẻ ra ngoài trời lạnh, phải mang vớ, găng tay, đội mũ cho trẻ.

Cho trẻ uống nước nhiều, điều này rất có lợi giúp cho đường hô hấp luôn giữ được độ ẩm cần thiết.

Bú sữa mẹ vì trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể và nhiều thành phần có lợi khác giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất và các vitamin giúp trẻ khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

Chích ngừa cúm cho trẻ: cúm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đường hô hấp cho trẻ đặc biệt vào mùa mưa, chích ngừa cúm sẽ giúp trẻ phần nào phòng ngừa được căn bệnh này. Hiện nay vắc xin cúm có thể được chích cho trẻ từ 6 tháng tuổi không bị dị ứng trứng gà và các thành phần khác của thuốc.

Đối với bé đã được chẩn đoán suyễn thì cần tái khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng những thuốc ngừa cơn hen phế quản an toàn cho trẻ.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Khoảng một tuần nay, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hoa sen nở rực rỡ khiến người dân đi đường thích thú ngắm nhìn, khách du lịch trầm trồ khen ngợi.

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Một bé trai bị đau, cộm, thường chảy nước mũi, sờ mũi thấy có vật cứng nên đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên đạn của súng bắn chim trong hốc mũi.

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả

Ngày 5-4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết vừa phẫu thuật cho một trường hợp tắc ruột khá hy hữu. Một nữ bệnh nhân bị đau bụng tắc ruột do dày đặc mảnh xương rắn nhỏ li ti.

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar