08/12/2007 17:00 GMT+7

Bắt bào ngư ở Úc

Theo HUY CƯỜNG Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Theo HUY CƯỜNG Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Khi những tia nắng như thiêu đốt da tràn về Miệt dưới (Downunder - một tên gọi khác của Úc) thì đó cũng là tín hiệu báo một mùa bào ngư đang đến.

Phóng to
Rất nhiều người Việt đang tìm bắt bào ngư
Khi những tia nắng như thiêu đốt da tràn về Miệt dưới (Downunder - một tên gọi khác của Úc) thì đó cũng là tín hiệu báo một mùa bào ngư đang đến.

Hàng năm, cứ đến khoảng trung tuần tháng 11 và thượng tuần tháng 12, bà con người Việt tại bang Tây Úc (Western Australia) lại có dịp gặp nhau, trước là để hàn huyên tâm sự, sau là để… bắt bào ngư!

Úc là quốc gia có luật bảo vệ hải sản rất nghiêm ngặt, vì thế mỗi năm chính quyền của từng bang chỉ cấp giấy phép một lần cho những người muốn bắt bào ngư. Bào ngư là một loại thức ăn thuộc hàng vương giả, được xếp vào “bát trân”, có nhiều dược tính và được xem là có giá trị hỗ trợ “chuyện ấy”. Do đó, bận gì thì bận, bà con người Việt phải tranh thủ mua một giấy phép khoảng 40 AUD để có thể bắt bào ngư trong khoảng sáu tuần.

Chuyện đi bắt bào ngư có lẽ không có gì đáng nói, vì chỉ cần bước chân xuống biển, cứ lần vào vách đá, mò một chút thì thế nào cũng tóm được vài con. Cái đáng nói ở đây là những chuyện buồn vui khác.

Chuyện vui thì rất vui, không có cái vui nào bằng được gặp đồng hương, được “ra rả” bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Nói chung, ở xứ người thì ai cũng lo bận bịu mưu sinh, cũng phải lo đi “cày” đầu tắt mặt tối, nhiều khi, muốn đi dự đám cưới cũng không có thời gian. Thế nên mùa bào ngư cũng là dịp để bà con mình gặp gỡ, hàn huyên tâm sự.

Trước đây vài chục năm, người Úc không biết bắt bào ngư, càng chưa có luật hạn chế đánh bắt bào ngư. Nhưng rồi làn sóng di dân từ Á châu đổ vào Úc và người ta đánh bắt bào ngư ào ạt. Trước nguy cơ bào ngư có thể bị tuyệt chủng, Chính phủ Úc lập tức đề ra luật hạn chế đánh bắt bào ngư, chỉ cho phép đánh bắt vào những mùa nhất định trong năm và chỉ được phép đánh bắt một số lượng nhất định.

Phóng to
Kiểm tra số bào ngư bắt được
Tại Tây Úc, mùa bào ngư bắt đầu trung tuần tháng 11 và chỉ kéo dài sáu tuần. Mỗi tuần chỉ được bắt bào ngư vào ngày Chủ nhật. Mỗi lần bắt chỉ trong một giờ, từ 7 đến 8 giờ sáng, mà mỗi người chỉ được bắt 20 con!

Mùa này, ra bãi biển Tây Úc rất vui. Nghe bà con mình trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt nghe “sướng cả lỗ tai”. Có gia đình mang cả bầu đoàn thê tử, gia đình khác lại mua đến ba, bốn giấy phép. Nếu một gia đình có ba, bốn người cùng bắt thì số bào ngư thu được cũng kha khá. Bào ngư bắt được đem về rửa, lột… rồi phân lớp nào “bị xử” tại chỗ, lớp nào bỏ tủ lạnh, lớp nào đem phơi khô… Thứ thực phẩm này được bà con mình xem là “sơn hào hải vị”, dùng để chiêu đãi thượng khách hoặc bà con từ Việt Nam sang Úc chơi.

Thông thường, chỉ cần bắt 30 phút là đủ số lượng cho phép 20 con. Bắt xong, khi lên bờ phải ghé quầy kiểm tra, cân đong, đo đếm. Nếu bào ngư không đạt kích cỡ cho phép thì phải bỏ lại và nhận vài câu cảnh cáo. Bà con dưới biển cứ vô tư bắt bào ngư, còn trên bờ thì mấy “cớm” tài nguyên môi trường thì vô tư… cầm ống dòm đi tuần tra!

Cách đây mấy năm, có một vụ tai tiếng bào ngư “nổi đình nổi đám” ở Tây Úc. Theo luật Úc, bào ngư bắt được chỉ để ăn hoặc cho chứ không được bán. Tuy nhiên bà con mình đôi khi cũng phá luật, vì ăn riết cũng ngán nên đem bào ngư đi… đổi tiền! Một lần nọ, một anh đem bào ngư đến một shop thực phẩm để bán. Chị chủ shop thấy giá hời quá nên mua ngay, bỏ vào tủ lạnh chứa thực phẩm bán cho khách rồi quên mất. Không ngờ sau đó không lâu, shop của chị được “heo” (Health Department - Cơ quan Kiểm tra an toàn vệ sinh thưc phẩm) vào kiểm tra định kỳ. Nhân viên kiểm tra khi mở tủ lạnh ra tìm thấy một túi bào ngư. Chiếu theo luật bào ngư không được bán, chị chủ shop phải trải qua một phen chất vấn đến xanh mặt. May mà lúc ấy trong shop có sự hiện diện của một người làm công có giấy phép bắt bào ngư nên đứng ra “bảo kê”. Chị chủ shop thoát nạn trong đường tơ kẽ tóc!

Khi mùa bào ngư năm nay sắp đến, báo chí Tây Úc đăng tải một trường hợp bắt bào ngư lậu để nhắc nhở công chúng. Thủ phạm là một người đàn ông Việt Nam trung niên, bị tòa án tuyên phạt 20.000 AUD, bị tịch thu phương tiện chuyên chở và cấm đến các bờ biển Úc trong vòng bốn năm.

Vài tuần trước, một thanh niên Việt Nam cũng vào khám vì bắt bào ngư lậu. Sau khi vượt qua mọi “cửa ải”, anh ta ung dung để bào ngư vào cốp xe cùng với những loại cá bắt lậu khác. Không ngờ hôm đó đèn xe của anh ta bị hỏng một bên, bị cảnh sát giao thông “vịn” lại để nhắc nhở, không ngờ đám cá lậu ở trong cốp xe cứ giãy đành đạch. Cảnh sát yêu cầu mở cốp xe, sau đó gọi điện thoại cho quan chức ngành tài nguyên, môi trường đến lập biên bản.

Cách đây mấy tuần, cũng vào giờ bắt bào ngư, chúng tôi mò đến một bãi biển để tìm thú vui câu cá. Đứng câu cạnh người Việt là hai anh bạn Úc. Có lẽ nghĩ rằng chúng tôi không nghe được tiếng Anh nên hai anh ấy kháo nhau: “Mấy gã Á châu này sao hôm nay không đi bắt bào ngư mà lại mò vào đây nhỉ?”. Chúng tôi nhẹ nhàng nhưng nghiêm nghị khẽ nói với họ rằng không phải người Á châu nào cũng đi bắt bào ngư cả đâu!

Theo HUY CƯỜNG Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp cộng đồng người Việt tại Belarus

Gặp cộng đồng người Việt Nam tại Belarus, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con gắn kết với quê hương.

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp cộng đồng người Việt tại Belarus

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về tình hình an ninh

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ thiết lập đường dây nóng bảo hộ công dân với số điện thoại 91 7042035588 và tổng đài bảo hộ công dân 84 981848484.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về tình hình an ninh

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 6-5, đánh giá sơ bộ vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan cho thấy nhiều khả năng đây là tai nạn do ngộ độc.

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Cậu bé gốc Việt 13 tuổi trúng tuyển hơn 100 trường đại học Mỹ, giành học bổng 3 triệu USD

Ở tuổi 13, Sunny Nguyen, cậu bé gốc Việt sống tại California, được hàng loạt đại học danh tiếng ở Mỹ chấp nhận. Cậu còn giành được hơn 3 triệu USD học bổng nhờ niềm đam mê toán học, công nghệ và trí tuệ nhân tạo.

Cậu bé gốc Việt 13 tuổi trúng tuyển hơn 100 trường đại học Mỹ, giành học bổng 3 triệu USD

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân có hoạt động đầu tiên tại Kazakhstan

Tối 5-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân đã gặp gỡ thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Kazakhstan.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân có hoạt động đầu tiên tại Kazakhstan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar