22/06/2016 16:16 GMT+7

​Bảo tồn, phục hồi rùa biển tại khu bảo tồn biển Cù lao Chàm

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam

UBND thành phố Hội An vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phục hồi rùa biển tại khu bảo tồn biển Cù lao Chàm - Hội An.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2025, Hội An chọn phía Đông Bắc Cù lao Chàm gồm khu vực Bãi Bấc, đảo Hòn Lao và các đảo hòn Dài, hòn Lá,... nằm trong khu bảo tồn biển Cù lao Chàm với 30% diện tích là phân vùng nghiêm ngặt biển để thiết lập, quản lý, bảo vệ khu vực sinh sản và sinh cư của rùa biển.

Ngoài việc bảo tồn nguyên vị, quy hoạch phân vùng biển tự nhiên cho rùa biển về và lên bãi cát sinh đẻ, Hội An sẽ lập trạm bảo tồn và cứu hộ rùa biển tại khu vực, giảm thiểu các tác nhân ảnh hưởng và gây tử vong cho rùa biển, tại Cù lao Chàm cũng là nơi đầu tiên thực hiện bảo tồn chuyển vị rùa biển. Cụ thể, sẽ thực hiện chuyển dời ít nhất 10 tổ trứng rùa trong 1 năm (trứng có độ tuổi từ 20-30 ngày ấp tự nhiên) từ Vườn quốc gia Côn Đảo về tổ chức quản lý, ấp nở và thả rùa con về biển tại Cù lao Chàm. Nhiệm vụ này thực hiện trong 3 năm, mỗi năm 1 đợt vào tháng 6 hoặc tháng 7, tổng số trứng di dời khoảng 3.000 trứng.

Với chủ trương này, thành phố Hội An đặt mục tiêu hướng đến xây dựng khu bảo tồn biển Cù lao Chàm trở thành một trung tâm bảo tồn rùa biển của miền Trung Việt Nam, góp phần thực hiện thành công kế hoạch hành động quốc gia bảo tồn rùa biển của Việt Nam từ nay đến 2020 cũng như các cam kết quốc tế về bảo tồn rùa biển mà Việt Nam là thành viên. Qua đó, tạo ra tiềm năng du lịch biển, thúc đẩy phát triển ngành du lịch dịch vụ Hội An, tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương phát triển kinh tế.

Được biết, trước đây, vùng biển Cù lao Chàm là sinh cảnh sống và sinh đẻ của các loài rùa biển vì có các hệ sinh thái san hô, cỏ biển và 9 bãi cát ven đảo. Các năm qua, ngư dân đã trao cho ban quản lý khu bảo tồn biển Cù lao Chàm 12 cá thể rùa biển chết thu được trong quá trình đánh bắt hải sản. Thành phố Hội An cũng đã thả 14 cá thể rùa biển sống xuống vùng biển Cù lao Chàm để rùa biển tiếp tục phát triển, sinh đẻ.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chi hội Báo Thái Nguyên: Nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ ‘vừa hồng vừa chuyên’

Với 55 hội viên, Chi hội Nhà báo Báo Thái Nguyên không chỉ là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và các hoạt động của báo, mà còn tham gia tích cực, hiệu quả, sáng tạo, đóng góp vào thành tích của các cấp hội nhà báo.

Chi hội Báo Thái Nguyên: Nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ ‘vừa hồng vừa chuyên’

PC Đà Nẵng diễn tập xử lý sự cố sau siêu bão đổ bộ

Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) vừa tổ chức diễn tập xử lý sự cố phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2025 trên lưới điện trung thế tại quận Thanh Khê.

PC Đà Nẵng diễn tập xử lý sự cố sau siêu bão đổ bộ

Người tiêu dùng EU phản đối chính sách phí hành lý của hàng không giá rẻ

16 tổ chức đại diện cho người tiêu dùng châu Âu mới đây đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có hành động phản đối chính sách phí hành lý của bảy hãng hàng không giá rẻ.

Người tiêu dùng EU phản đối chính sách phí hành lý của hàng không giá rẻ

Scavi đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Là nhà tài trợ trang phục áo tắm của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Scavi không chỉ đồng hành cùng hành trình tôn vinh "dáng sen Việt" mà còn góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt hiện đại - dịu dàng, thanh thoát nhưng vẫn tự tin và cuốn hút.

Scavi đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Tokyo miễn phí tiền nước sinh hoạt để hỗ trợ người dân chống nóng

Thống đốc Tokyo Yuriko Koike nêu rõ phí nước cơ bản sẽ được miễn trong 4 tháng và dự báo các hộ gia đình sẽ tiết kiệm được trung bình 5.000 yên (khoảng 35 USD).

Tokyo miễn phí tiền nước sinh hoạt để hỗ trợ người dân chống nóng

Italy siết chặt quyền xin quốc tịch diện huyết thống

Quốc hội Italy vừa phê chuẩn luật quốc tịch sửa đổi, siết chặt quyền xin quốc tịch theo diện huyết thống (jus sanguinis).

Italy siết chặt quyền xin quốc tịch diện huyết thống
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar