04/11/2024 15:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bão tin giả gây hoang mang trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Các tin đồn, cáo buộc sai lệch, thông tin giả về quy trình bỏ phiếu và gian lận bầu cử đang tràn lan trên mạng xã hội trước ngày bầu cử 5-11 ở Mỹ, gây hoang mang cho dư luận xứ cờ hoa.

Bão tin giả gây hoang mang trước ngày bầu cử Mỹ - Ảnh 1.

Người Mỹ đi bỏ phiếu ở bang Michigan, ngày 3-11 - Ảnh: AFP

Theo Đài BBC, tin đồn được lan truyền từ các cá nhân cho đến các nhóm độc lập và một số nhóm liên quan Đảng Cộng hòa, dù ít hơn nhưng một số bài đăng thông tin sai lệch cũng đến từ phía Đảng Dân chủ.

Chính phủ Mỹ cáo buộc các đối tượng nước ngoài, bao gồm Nga, đang lan truyền nhiều video giả nhằm làm suy yếu niềm tin vào quy trình bầu cử.

Cơn bão tin giả này là thách thức lớn đối với các quan chức bầu cử, buộc họ vừa phải bác bỏ tin đồn, vừa phải trấn an cử tri, trong khi vẫn chuẩn bị sẵn sàng cho ngày bầu cử sắp tới.

Chỉ trong tuần này, ông Trump đã tiếp tục cáo buộc gian lận quy mô lớn tại bang chiến trường Pennsylvania.

Trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump viết: "Pennsylvania đang gian lận và bị phát hiện ở quy mô hiếm thấy trước đây. Hãy báo cáo hành vi gian lận cho cơ quan chức năng. Lực lượng hành pháp phải hành động ngay lập tức!".

Lan truyền thông tin gây hoang mang

Theo Đài BBC, hàng trăm cáo buộc gian lận bầu cử đã xuất hiện trên mạng xã hội, diễn đàn và nhóm trò chuyện. Một số bài đăng đã thu hút hàng triệu lượt xem.

Các bài đăng này bao gồm những tuyên bố sai sự thật như việc người không phải công dân Mỹ cũng dễ dàng đi bầu, hoặc các thông tin vô căn cứ về máy bỏ phiếu, nhằm làm mất lòng tin vào quy trình kiểm phiếu.

Ví dụ một video cho thấy những người gốc Haiti vừa đến Mỹ đã đi bỏ phiếu tại Georgia đã được xác định là giả mạo. Vào cuối tuần qua, các quan chức an ninh Mỹ cho biết video này do các đối tượng Nga tạo ra để gây rối.

Trong trường hợp khác, một người dùng trên mạng xã hội X, tự xưng là người Canada, đăng ảnh phiếu bầu và viết: "Quyết định lái xe qua biên giới và đi bầu". Tuy nhiên đây cũng là thông tin giả.

Ảnh phiếu bầu thực ra là của bang Florida, nơi yêu cầu phải có giấy tờ tùy thân để bỏ phiếu trực tiếp, và cách biên giới Canada khoảng 20 giờ lái xe.

Bão tin giả gây hoang mang trước ngày bầu cử Mỹ - Ảnh 2.

Người Mỹ xếp hàng chờ làm thủ tục bỏ phiếu ở bang Michigan, ngày 3-11 - Ảnh: AFP

Hậu quả nghiêm trọng từ tin giả

Các chuyên gia lo ngại rằng cơn bão tin giả trước ngày bầu cử có thể làm suy giảm lòng tin của người dân vào kết quả, thậm chí có thể dẫn đến các vụ đe dọa và bạo lực trước và sau bầu cử.

Điều này từng xảy ra vào năm 2020. Sau khi cuộc bầu cử kết thúc, khi các phiếu bầu còn đang được đếm, ông Trump khi đó đã lên mạng xã hội cáo buộc gian lận và tuyên bố rằng ông là người chiến thắng thực sự.

Khẩu hiệu "Stop the steal" (Ngừng đánh cắp phiếu bầu) đã trở thành biểu tượng cho phong trào của những người ủng hộ ông.

Bão tin giả gây hoang mang trước ngày bầu cử Mỹ - Ảnh 3.

Công trình làm nơi tuyên thệ nhậm chức cho tân tổng thống Mỹ ở Điện Capitol đang trong quá trình xây dựng - Ảnh: REUTERS

Những nghi ngờ về tính minh bạch của cuộc bầu cử năm 2024 đã lan rộng những ngày nay.

Tại một buổi vận động tranh cử ở bang chiến trường Wisconsin, nhiều người tin rằng nếu không có hành vi bất hợp pháp diễn ra thì ứng viên của Đảng Cộng hòa sẽ chắc chắn chiến thắng.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã cảnh báo rằng các thuyết âm mưu liên quan đến bầu cử có thể dẫn đến những hành động cực đoan.

Các nhà quan sát dự đoán làn sóng thông tin sai lệch sẽ còn kéo dài sau ngày bầu cử, do cuộc bầu cử năm nay dự kiến là một trong những cuộc tranh đua sát nút nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ, và có thể mất nhiều ngày để kiểm đếm toàn bộ phiếu bầu.

Để không bỏ lỡ các thông tin liên quan bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, mời bạn đọc theo dõi trên Tuổi Trẻ Online tại đây.

Cục diện bầu cử Mỹ đổi ngôi liên tục ở các bang chiến trường, dự báo bất ngờ đến phút cuối

Ngày 3-11, báo New York Times công bố kết quả khảo sát cử tri cuối cùng do báo này phối hợp Đại học Siena thực hiện.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar