26/09/2022 11:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bão số 4 có lặp lại kịch bản bão Xangsane, Ketsana?

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Đường đi của bão số 4 (bão Noru) trên Biển Đông đều gặp thuận lợi về nhiệt độ, các điều kiện khí quyển nên khả năng bão còn mạnh thêm. Khi bão Noru vào đất liền, khả năng gió tương tự như bão Xangsane năm 2006 và Ketsana năm 2009.

Bão số 4 có lặp lại kịch bản bão Xangsane, Ketsana? - Ảnh 1.

Ảnh mây vệ tinh bão số 4 lúc 10h sáng 26-9 - Ảnh: NCHMF

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 10h sáng 26-9, tâm bão số 4 đang cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 600km về phía đông, cường độ mạnh cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 14. 

Phân tích về cơn bão số 4, ông Trần Hồng Thái - tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - cho biết bão số 4 rất mạnh, tâm bão sắc nét, khí áp thấp, cấu trúc bão đồng nhất từ mặt đất lên cao tới 15km.

"Nhiệt độ bề mặt nước biển dọc theo đường đi của bão, các điều kiện khí quyển đều thuận lợi và không có hiện tượng không khí lạnh tăng cường như mọi lần nên năng lượng bão rất lớn, đường đi thuận lợi nên bão nhiều khả năng mạnh trở lại trên Biển Đông.

Đây là bão ở giai đoạn trưởng thành và khả năng đạt cường độ mạnh nhất khi đi qua khu vực phía nam quần đảo Hoàng Sa, dự báo mạnh cấp 13-14, giật cấp 16. 

Khi vào gần đất liền do điều kiện ma sát, gần bờ biển, nhiệt độ bão giảm đi 1-2 cấp, ở cấp 12-13, giật cấp 14, gần như tương đồng bão Xangsane năm 2006" - ông Thái nói. 

Cùng với bão Xangsane năm 2006, Ketsana năm 2009, Molave năm 2020, bão Noru được đánh giá là một trong bốn cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua. Liệu khi đổ bộ bão số 4 có lặp lại kịch bản bão Xangsane, Ketsana?

Với bão số 4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 (màu đỏ) đối với TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi. Đây cũng là 4 địa phương được dự báo tâm bão đi qua.

Dự báo khi vào vùng biển gần bờ, cường độ bão duy trì ở khoảng cấp 13, khi ảnh hưởng đến đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ ở khoảng cấp 12-13, giật trên cấp 14.

Trên vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) từ trưa 27-9, có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 17.

Từ tối và đêm 27-9, vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m.

Trên đất liền, từ gần sáng 28-9, khu vực ven biển từ Quảng Trị trở vào đến Ninh Thuận có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10.

Ven biển khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, từ sáng sớm 28-9 có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15.

Khu vực Kon Tum, Gia Lai ngày 28-9 có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Trong khi đó, bão Xangsane (bão số 6) năm 2006 đổ bộ vào Đà Nẵng - Quảng Nam. Tại Đà Nẵng đo được gió mạnh nhất 38m/s (tương đương cấp 13) và gió giật 44m/s (cấp 14). Tại Nghệ An đến Quảng Ngãi mưa 200-300mm, riêng Quảng Bình - Thừa Thiên Huế mưa 300-400mm. 

Bão Xangsane làm 76 người chết và mất tích, 532 người bị thương, gần 350.000 nhà bị đổ, hư hại. Gần 1.000 tàu thuyền bị chìm và hư hại. Gây thiệt hại hơn 10.000 tỉ đồng

Còn bão Ketsana (bão số 9) năm 2009, tâm bão đổ bộ vào Quảng Nam - Quảng Ngãi. Tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đo được gió mạnh 32m/s (cấp 11), giật 43m/s (cấp 14), tại Đà Nẵng gió mạnh 22m/s (cấp 9), gió giật 30m/s (cấp 11). Mưa ở Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi từ 400 - 600mm. 

Bão Ketsana đã làm 163 người chết, 11 người mất tích và 629 người bị thương, 21.610 nhà bị sập, trôi, 258.260 nhà hư hại và 294.710 nhà bị ngập... với tổng thiệt hại ước tính 14.014 tỉ đồng.

Kêu gọi ngay 177 tàu cá đang hoạt động trong vùng nguy hiểm về bờ

Đến sáng 26-9, có 177 tàu cá/1.398 ngư dân đang hoạt động trong vùng nguy hiểm bão số 4, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai yêu cầu các tỉnh, thành phố thông báo, yêu cầu các tàu vào bờ.

Theo báo cáo nhanh của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đến 6h ngày 26-9, có 177 tàu cá/1.398 ngư dân đang hoạt động trong vùng nguy hiểm của bão số 4, trong đó Đà Nẵng 7 tàu/45 ngư dân, Quảng Nam 18 tàu/213 ngư dân, Quảng Ngãi 87 tàu/684 ngư dân, Bình Định 65 tàu/456 ngư dân.

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương bằng mọi biện pháp thông báo, kêu gọi, hướng dẫn các tàu cá trên di chuyển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm của bão hoặc về nơi tránh trú an toàn.

Tại cuộc họp giao ban bão số 4 sáng 26-9, Đại tá Nguyễn Đình Hưng, trưởng phòng Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết các tàu thuyền này đã nắm được thông tin về bão, hiện các tàu đang di chuyển xuống phía nam phòng tránh.

"Tuy nhiên, cũng không thể chủ quan vì bão có tốc độ di chuyển nhanh. Tại Bình Định, Quảng Nam đã kêu gọi một số tàu hoạt động ở nam quần đảo Hoàng Sa, các tàu nói thời tiết ở khu vực này gió cấp 4-5, phương tiện chịu sóng gió cấp 7-8, nhưng gió bão bất thường hơn nên chúng tôi đề nghị các địa phương yêu cầu bà con phải di chuyển ngay, nếu không không kịp so với tốc độ di chuyển của bão" - đại tá Hưng nói.

Ông Phạm Đức Luận - phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai - đề nghị Tổng cục thủy sản, Bộ đội biên phòng phối hợp cùng địa phương nắm sát diễn biến các tàu đang ở vùng nguy hiểm, đôn đốc vào nơi tránh trú an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Hướng dẫn các địa phương tổ chức neo đậu tàu đảm bảo an toàn.

Các địa phương cần khẩn trương tổ chức cắt tỉa cành cây, chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các dự án đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao.

Chủ động chỉ đạo thu hoạch lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản đến thời kì thu hoạch theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng".

Noru là 1 trong 4 cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua, Việt Nam cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4

TTO - Bão Noru là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, tương đương cơn bão Xangsane năm 2006, bão Ketsana năm 2009 và bão Molave năm 2020. Cơ quan khí tượng Việt Nam đã ban hành cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo mưa dông 50mm tại TP.HCM, đề phòng gió giật cấp 7

Do ảnh hưởng rãnh áp thấp nên thời tiết TP.HCM đang chuyển mưa dông, đề phòng gió giật mạnh.

Cảnh báo mưa dông 50mm tại TP.HCM, đề phòng gió giật cấp 7

Thời tiết hôm nay 20-5: Nam Bộ mưa to về chiều, Trung Bộ nắng gay gắt

Hôm nay 20-5, thời tiết Nam Bộ tăng mưa. Bắc Bộ mưa rào, Trung Bộ lại nắng nóng gay gắt.

Thời tiết hôm nay 20-5: Nam Bộ mưa to về chiều, Trung Bộ nắng gay gắt

Mưa dông xuất hiện hầu hết phần phía tây cả nước, cảnh báo lũ quét, sạt lở nhiều nơi

Từ chiều nay 19-5, mưa dông đã và đang xuất hiện ở hầu hết phần phía tây cả nước. Nhiều khu vực đã và đang có mưa to, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Mưa dông xuất hiện hầu hết phần phía tây cả nước, cảnh báo lũ quét, sạt lở nhiều nơi

Mây đen phủ từ Nam Tây Nguyên trải xuống TP.HCM và Nam Bộ, cảnh báo mưa lớn, dông sét tối nay

Hiện tại mây dông phát triển mạnh do sự hoạt động mạnh dần lên của rãnh áp thấp, nhiều nơi ở Tây Nguyên và Nam Bộ dự báo có mưa.

Mây đen phủ từ Nam Tây Nguyên trải xuống TP.HCM và Nam Bộ, cảnh báo mưa lớn, dông sét tối nay

Cảnh báo đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc, có nơi trên 350mm

Dự báo từ ngày 22 đến 25-5, miền Bắc khả năng xảy ra đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa phổ biến 100-250mm, có nơi trên 350mm.

Cảnh báo đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc, có nơi trên 350mm

Từ hôm nay mưa dông ở TP.HCM, Nam Bộ nhiều trở lại, có nơi mưa rất to

Sau vài ngày mưa chỉ xảy ra ở diện nhỏ, nắng nóng chiếm ưu thế thì từ nay trở đi, mưa dông ở TP.HCM và Nam Bộ sẽ gia tăng.

Từ hôm nay mưa dông ở TP.HCM, Nam Bộ nhiều trở lại, có nơi mưa rất to
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar