02/11/2017 14:15 GMT+7

Bão số 12 mạnh lên, TP.HCM cấm tàu thuyền ra khơi

Q.KHẢI - T.NGUYÊN - TT dự báo khí tượng thủy văn Trung ương - TTXVN
Q.KHẢI - T.NGUYÊN - TT dự báo khí tượng thủy văn Trung ương - TTXVN

TTO - Chiều 2-11 bão số 12 (bão Damrey) tiếp tục mạnh lên. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/h), giật cấp 11.

Bão số 12 mạnh lên, TP.HCM cấm tàu thuyền ra khơi - Ảnh 1.

Sơ đồ dự báo hướng đi báo số 12 - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương phát lúc 14h30 ngày 2-11

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, lúc 13h ngày 2-11, tâm bão cách bờ biển Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 800km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/h), giật cấp 11.

Miền trung, miền nam mưa lớn 

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và mạnh lên. Đến 13h ngày 3-11, tâm bão cách bờ biển Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 300km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/h), giật cấp 14.

Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10-11, giật cấp 14; biển động dữ dội.

Dự báo trong 24-48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ với sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15 và yếu dần.

Đến 13h ngày 4-11, tâm bão ở trên đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/h), giật cấp 12.

Cũng theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hiện ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh nên từ ngày mai ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; khu vực bắc biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Biển động mạnh.

Từ đêm nay ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh.

Trong đêm nay và ngày mai, ở vùng biển ngoài khơi phía Nam các tỉnh từ Trà Vinh đến Cà Mau và Cà Mau đến Kiên Giang tiếp tục có mưa dông, gió giật cấp 6-7.

Từ chiều và đêm mai 3-11, do ảnh hưởng kết hợp của không khí lạnh mạnh và bão số 12 nên ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận có mưa rất to. Diễn biến mưa lớn còn phức tạp và kéo dài, lan rộng ra Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ.

TP.HCM cấm tàu thuyền ra khơi

Bão số 12 mạnh lên, TP.HCM cấm tàu thuyền ra khơi - Ảnh 2.

TP.HCM ban hành lệnh cấm tàu, thuyền đánh bắt cũng như đò ngang, dọc trước diễn biến bão sô 12. Trong ảnh: tàu hoạt động trên khu vực biển Cần Giờ - Ảnh: QUANG KHẢI

Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM vừa có công điện khẩn cấm tàu thuyền ra khơi hoạt động đánh bắt thủy sản; phương tiện đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng xuất bến hoạt động trước diễn biến của bão số 12.

Công điện nêu rõ: áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp khu vực nam Trung bộ, Nam bộ. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 12 gây ra, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM yêu cầu:

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP, UBND huyện Cần Giờ…thông báo, yêu cầu ngư dân và các chủ tàu thuyền đánh bắt thủy sản trên sông, biển vào bờ hoặc tìm nơi trú tránh an toàn. Các chủ tàu thuyền chấp hành lệnh nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi hoạt động thủy sản.

Sở Giao thông vận tải TP, Cảng vụ Hàng hải Thành phố và UBND các quận, huyện yêu cầu các chủ bến và chủ phương tiện đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng chấp hành lệnh cấm xuất bến hoạt động. Lệnh cấm có hiệu lực kể từ 1h ngày 3-11 cho đến khi có lệnh mới.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP cũng đề nghị Công an TP và các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng còn đang hoạt động trên các tuyến hàng hải, đường thủy nội địa; yêu cầu nhanh chóng điều khiển phương tiện cập bến an toàn, tránh để xảy ra sự cố do ảnh hưởng của sóng to, gió lớn gây ra.

Trước đó tại cuộc họp với 24 quận huyện, sở ngành về các phương án phòng tránh áp thấp, bão sáng 2-11, phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm nhận định dù bão ít có khả năng vào TP nhưng các đơn vị không được chủ quan, triển khai các phương án 4 tại chỗ, 3 sẵn sàng ứng phó với bão kết hợp với triều cường cao gây nguy cơ ngập úng.

UBND huyện Cần Giờ cho hay đã chuẩn bị phương án di dời hơn 6.000 người ở Cần Giờ nếu có bão, áp thấp đổ bộ, chằng chống hàng trăm căn nhà. Các phương án di dời, đảm bảo an toàn tàu thuyền đã được chuẩn bị chờ lệnh của thành phố.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết đã chỉ đạo các Đồn biên phòng cấm các phương tiện ra khơi đánh bắt hải sản, thời gian bắt đầu từ 10h ngày 2-11 và sẽ cho xuất bến trở lại khi điều kiện thời tiết trên biển đảm bảo an toàn.

Đơn vị cũng phối hợp cùng các lực lượng Cảnh sát biển, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực 3 liên lạc được với hai tàu cá BV 95681 TS và BV 95124 TS (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu) với 14 ngư dân đánh bắt hải sản trên biển, bị mất liên lạc trước đó; đồng thời hướng dẫn hai tàu cá này thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Bình Dương cũng cho biết đã yêu cầu các ban, ngành, địa phương lên phương án chủ động phòng tránh bão.

Tại Kiên Giang, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương không chủ quan, theo dõi chặt chẽ và sẵn sàng ứng phó với diễn biến của bão số 12.

Do ảnh hưởng của bão, ngày 2-11, tất cả các tuyến tàu cao tốc chở khách từ cảng Rạch Giá, Hà Tiên đi huyện đảo Phú Quốc, quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải và ngược lại đều ngưng xuất bến...

Cùng ngày, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu cho biết đã liên lạc được với 7 phương tiện với gần 100 thuyền viên bị mất liên lạc trước đó, hiện các phương tiện này đã vào nơi trú ẩn an toàn.

Cụ thể, có 2 phương tiện với 27 thuyền viên neo đậu ở khu vực giáp vịnh Thái Lan, 3 phương tiện với 43 thuyền viên neo đậu ở Hòn Khoai, 1 phương tiện với 13 thuyền viên neo đậu tại Sông Đốc, Cà Mau và 1 phương tiện với 11 thuyền viên neo đậu tại Gành Hào.

Q.KHẢI - T.NGUYÊN - TT dự báo khí tượng thủy văn Trung ương - TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thu tiền sử dụng đất ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên?

Việc tăng giá đất nông nghiệp là cần thiết để giảm áp lực tài chính khi đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, nhưng...

Thu tiền sử dụng đất ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên?

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Tin tức đáng chú ý: Bị cáo và gia đình trong nhiều vụ án lớn nộp lại hàng nghìn tỉ; 80% người bệnh đột quỵ đến muộn, quá "thời gian vàng"; TP.HCM kêu gọi tham gia hiến máu cứu người...

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Thời tiết hôm nay 8-7: Bắc Bộ ngày nắng nóng, Nam Bộ mưa rào chiều tối

Hôm nay 8-7, nhiều tỉnh thành phía Bắc đến duyên hải Nam Trung Bộ ngày nắng nóng, cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ nhiều mây, lúc nắng lúc mưa.

Thời tiết hôm nay 8-7: Bắc Bộ ngày nắng nóng, Nam Bộ mưa rào chiều tối

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

Ông Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng, sau một tuần triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar