06/04/2019 12:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bạo lực học đường: không chỉ nhà trường, cha mẹ cũng cần xem lại mình

HUỲNH VĂN SƠN
HUỲNH VĂN SƠN

TTO - Vì sao khi tiếp cận một bạn có dấu hiệu yếu thế thì những học sinh lại dùng sức mạnh để chèn ép, xúc phạm? Đó phải chăng là biểu hiện của sự kỳ thị đang chi phối rõ trong hành vi ứng xử?

Bạo lực học đường: không chỉ nhà trường, cha mẹ cũng cần xem lại mình - Ảnh 1.

Học sinh lớp 10C3 trường THCS - THPT Diên Hồng Q10 TPHCM đang diễn kịch chuyên đề sân khấu hóa tiếng Anh xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường chiều 1-4-2019 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Theo nguyên lý, giáo dục nhà trường được xem là môi trường giáo dục lành mạnh và tích cực nhất. Xảy ra , chắc chắn việc đầu tiên nhà trường cần phải xem lại chính mình.

Vì sao sự yêu thương còn mong manh thế, vì sao sự tha thứ và lòng nhân ái bớt đi... Phải chăng những bài học đẫm tình người, sâu tình bạn chưa khai thác hiệu quả?

Vì sao khi tiếp cận một bạn có dấu hiệu yếu thế thì những học sinh lại dùng sức mạnh để chèn ép, xúc phạm? Đó phải chăng là biểu hiện của sự kỳ thị đang chi phối rõ trong hành vi ứng xử?

Vì sao khi có nguy cơ bị bạo hành, học sinh không biết cách phòng tránh và rồi đến lúc bị bạo hành lại ôm nỗi đau ấy vào lòng mình, sâu thẳm như nỗi buồn trong tận cùng của tức tưởi không thể sẻ chia?

Bạo lực học đường: không chỉ nhà trường, cha mẹ cũng cần xem lại mình - Ảnh 2.

Một em học sinh Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1, TP.HCM) đến tận các giường bệnh để tặng quà cho các bệnh nhi ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tuy nhiên, cần nhìn nhận nhà trường trong góc nhìn tương tác với xã hội và văn hóa. Sao có thể tách nhà trường ra khỏi văn hóa xã hội khi nhà trường nằm trong lòng xã hội.

Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại gia đình, phải chăng sự thiếu chuẩn mực trong sự ứng xử làm mẫu của người lớn là một kiểu "thị phạm" bạo lực? Có bao giờ chính ta nghĩ về các hành vi gây sự, đánh nhau, bắt nạt, đè bẹp mà người lớn đã làm?

Những hành xử của người lớn từ cuộc sống thật đến cuộc sống ảo (trên mạng) đã vô tình tạo ra sự hẫng hụt về mặt tâm lý, sự lệch chuẩn trong nhận thức về cung cách ứng xử của học sinh và bóng dáng của bạo lực dần xuất hiện?

Có lẽ sẽ không trách ai cả nhưng cần nghiêm túc nhìn nhận lại để trả lời cho câu hỏi: học sinh cần gì? Câu hỏi ấy có thể ngắn, có thể dài nhưng chắc chắn chỉ được khám phá hiệu quả bởi những người có trách nhiệm.

Xin cho em chút cảm thông và gần gũi hơn nữa của thầy cô, đặc biệt khi em có chút khác biệt bạn bè. Xin cho em chút yên bình trong đời sống gia đình. Xin cho em cơ hội để điều chỉnh mình bằng các hành vi phạt đúng và đủ. Xin cho em cơ hội để em biết tôn trọng bạn bè như chính tôn trọng với em.

Xin cho em hiểu rằng việc im lặng trước cảnh người khác bị bạo hành là điều tàn nhẫn và khó chấp nhận. Xin cho em hiểu rằng việc tải các clip người khác bị bạo hành là sự vô cảm kèm theo biểu hiện thiếu văn hóa và nhân tính...

Xin cho em một hơi thở trong lành. Có lẽ em chẳng cần phép mầu để xã hội sẽ hoàn hảo và trở thành bầu trời lý tưởng. Nhưng em mong văn hóa chung cần nghĩ đến chúng em bởi sự nhạy cảm, ngây thơ và non nớt của chúng em...

Thăm dò ý kiến

Theo bạn cần làm gì để ngăn chặn triệt để nạn bạo lực học đường?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

TTO - Thật đau lòng trước các hành vi bạo lực học đường. Nhưng chúng ta không bi quan, bởi đã có thông điệp rất mạnh mẽ từ người đứng đầu Chính phủ rằng các hành vi này phải được xử lý nghiêm.

HUỲNH VĂN SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Hè này, Thảo cầm viên tổ chức hơn 20 hoạt động trải nghiệm giúp các em thiếu nhi rèn luyện kỹ năng trong môi trường thiên nhiên trong lành, hướng đến hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại.

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

'Khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, chúng ta có quyền công bố rộng rãi, chắc chắn chúng ta là nước duy nhất trong ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông'.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Nhiều cơ hội đang mở rộng cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tại Nam Úc. Ngược lại, một số tổ chức giáo dục Nam Úc cũng rất quan tâm đến thị trường TP.HCM.

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar