22/09/2011 00:35 GMT+7

Bảo hiểm nông nghiệp: Chưa hấp dẫn nông dân

CẦM VĂN KÌNH
CẦM VĂN KÌNH

TT - Bộ Tài chính đã chính thức chọn hai doanh nghiệp triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm rủi ro cho nông dân. Tuy nhiên, tại hội nghị triển khai ngày 21-9, đại diện nhiều tỉnh thành khẳng định cơ chế hiện tại vẫn khó cho nông dân.

Phóng to
Những nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp sẽ được đền bù thiệt hại nếu bị mất mùa do thiên tai - Ảnh: VĂN ĐÁT

Hai doanh nghiệp được chọn là Bảo Việt và Bảo Minh. Nguyên tắc triển khai là doanh nghiệp không được tính lợi nhuận và phải hạch toán riêng khoản thu từ bảo hiểm nông nghiệp.

Nhà nước hỗ trợ 20-100% phí

Theo quyết định 315 của Thủ tướng, Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% phí bảo hiểm nông nghiệp cho hộ, cá nhân nghèo; hỗ trợ 80% phí bảo hiểm cho nông dân, cá nhân cận nghèo; hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm. Các tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm sẽ được hỗ trợ 20% phí.

Theo ông Trịnh Thanh Hoan - cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính, năm 2010 nông nghiệp đóng góp tới 20% GDP. Tuy nhiên nông dân vẫn gặp nhiều rủi ro và riêng năm 2010, tổng thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh đã lên đến 11.700 tỉ đồng. Nhà nước đã hỗ trợ từ ngân sách nhưng đây mới là chi cho cuộc sống tối thiểu chứ chưa giúp nông dân khôi phục và bù đắp chi phí sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, bảo hiểm là lối ra khả dĩ nhất và đến nay đã đầy đủ các yếu tố để thực hiện.

Phát biểu tại hội nghị, ông Đoàn Ngọc Hải, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang, thừa nhận bảo hiểm nông nghiệp sẽ giúp nông dân bớt đối mặt với khả năng mất trắng. Tuy nhiên theo ông Hải, với mức phí bảo hiểm mà các doanh nghiệp, như Bảo Minh đưa ra, lên tới 4% giá trị mùa vụ là quá lớn với nông dân. “Dân chưa quen với bảo hiểm, ngay cả với bảo hiểm y tế có hỗ trợ một phần nhưng người cận nghèo còn ít đóng, doanh nghiệp đưa ra phí cao như vậy dân sẽ khó được bảo hiểm”.

Phân tích mức phí 4% trên sản lượng mùa vụ, ông Đoàn Ngọc Hải cho rằng tính ra mỗi hecta lúa nông dân sẽ phải đóng trên 3 triệu đồng, mỗi công đất 300.000 đồng. Cây lúa đang phải chịu nhiều chi phí nên với đóng góp như trên, ông Hải cho rằng sẽ khó thực hiện. Mức nông dân có thể chịu đựng được, ông Hải đề nghị là 1% trên sản lượng, doanh nghiệp cần giảm phí để nông dân được lợi.

Ông Phùng Văn Lộc, tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm, cho rằng các bộ đã chọn diện được thí điểm quá ít, rất khó cho doanh nghiệp lấy số đông đóng phí để bù số ít bị rủi ro phải chi trả bảo hiểm. “Thí điểm để nhân rộng chứ không phải để xếp xó, mà chọn ba huyện, mỗi huyện ba xã với lúa là quá ít” - ông Lộc nói và đề nghị cần xem lại cả cách lấy số liệu làm cơ sở đền bù thiệt hại cho nông dân. Khi bị thiệt hại, cơ quan bảo hiểm phải căn cứ vào sản lượng trung bình trong năm năm gần nhất. Trong khi sản lượng luôn tăng, lại lấy giá trị trung bình khoảng thời gian quá dài sẽ thiệt cho dân, vì vậy ông Lộc đề nghị chỉ lấy sản lượng trung bình của ba năm để dân được lợi.

Cũng theo ông Phùng Văn Lộc, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là nông dân phải đạt quy trình sản xuất khá tốt mới được bảo hiểm. “Như vậy, để đạt được các tiêu chuẩn trên thì phải là hộ khá giàu rồi mới có thể được bảo hiểm. Mục đích bảo hiểm cho hộ nghèo sẽ khó đạt được vì như thế chúng ta chủ yếu bảo hiểm cho hộ giàu”...

Hầu hết ý kiến của đại diện tỉnh thành tại hội nghị đều cho rằng với việc liệt kê các dạng thiên tai, dịch bệnh được bảo hiểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhiều loại hình thiên tai thường xuyên gây thiệt hại cho nông dân sẽ không được bảo hiểm. Ví dụ thiệt hại do mưa to, ngập úng, dông tố và nhiều loại bệnh mới phổ biến... không được bảo hiểm sẽ khó thuyết phục nông dân.

Đặc biệt, ông Đoàn Ngọc Hải cho rằng quy định năng suất phải thấp hơn 75% mới được bảo hiểm là không có lợi cho dân vì năng suất đang ngày càng được nâng lên. Ông Hải đề nghị cần sửa lại quy định để năng suất đạt thấp hơn 85% cũng được bảo hiểm mới thật sự giúp dân nghèo.

CẦM VĂN KÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng giảm mạnh sau thông tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau

Giá vàng thế giới giảm 110 USD/ounce sau tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau. Lúc 17h hôm nay, 12-5, giá vàng thế giới chỉ còn 3.215 USD/ounce.

Giá vàng giảm mạnh sau thông tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau

Phó thủ tướng: Bắc Ninh - Bắc Giang 'bắt tay' xây dựng cực tăng trưởng mới

Ngày 12-5, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình gặp mặt doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Phó thủ tướng: Bắc Ninh - Bắc Giang 'bắt tay' xây dựng cực tăng trưởng mới

Xe buýt thay mới ở Nghệ An từ năm 2025 sẽ là xe điện

Tỉnh Nghệ An phấn đấu tới năm 2030, tối thiểu 20% xe buýt trên địa bàn sử dụng điện, năng lượng xanh.

Xe buýt thay mới ở Nghệ An từ năm 2025 sẽ là xe điện

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

Gần 19 triệu cổ phiếu NVL của Novaland được các cổ đông lớn và cổ đông nội bộ đăng ký bán, trong đó thành viên gia đình ông Bùi Thành Nhơn là ông Bùi Cao Nhật Quân, bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh và bà Cao Thị Ngọc Sương muốn bán hơn 11,5 triệu cổ phiếu.

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115%

Mỹ tạm giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc từ mức 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc sẽ hạ mức thuế đối với hàng Mỹ từ 125% xuống 10%.

NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115%

Xoài Úc ở Cam Lâm rớt giá chưa từng thấy, nông dân 'treo vườn' không muốn thu hoạch

Xoài Úc ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vốn là sản vật địa phương giúp người dân phát triển kinh tế, nay đã vào mùa nhưng rớt giá mạnh khiến nhiều nhà vườn thất thu.

Xoài Úc ở Cam Lâm rớt giá chưa từng thấy, nông dân 'treo vườn' không muốn thu hoạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar