30/10/2018 14:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bao giờ người Việt hết hiểu lầm về điện ảnh Iran?

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - Điện ảnh Iran luôn bí ẩn với các nhà làm phim Việt Nam. Làm thế nào mà những nhà làm phim xứ này có thể vượt qua điều kiện khó khăn để làm ra những bộ phim xuất sắc chinh phục các liên hoan phim quốc tế?

Bao giờ người Việt hết hiểu lầm về điện ảnh Iran? - Ảnh 1.

Hội thảo "Kinh nghiệm thành công quốc tế của điện ảnh Iran", trong khuôn khổ HANIFF 2018. Trong ảnh là đạo diễn Rohollah Hejazi (ngoài cùng bên trái), người có phim "The Dark Room" dự thi và nhà làm phim Mohammad Attebbai (thứ hai từ trái sang) có rất nhiều kinh nghiệm đưa phim Iran đi các liên hoan phim quốc tế - Ảnh: NGỌC DIỆP

Đó là câu hỏi nhiều năm nay giới điện ảnh Việt Nam vẫn thắc mắc.

Không chỉ các nhà làm phim, mà trong khu vực các trường đại học, nơi có nhiều điều kiện để nghiên cứu hơn, cũng có nhiều người tin rằng với bối cảnh chính trị, lịch sử phức tạp, điện ảnh Iran phát triển với đầy rẫy khó khăn. Ở đây nhà làm phim bị kiềm tỏa, bị hạn chế rất gắt gao, kinh phí làm phim thì thấp.

Trong rất nhiều cuộc hội thảo ở Việt Nam, điện ảnh Iran được lấy ra làm ví dụ điển hình cho việc vượt qua nghịch cảnh. Thậm chí có nhiều đạo diễn nổi tiếng ở Việt Nam khi gặp khó khăn đã nghĩ tới điện ảnh Iran để tự động viên chính mình.

Có vẻ như giới làm điện ảnh Việt Nam ngoài việc ngưỡng mộ điện ảnh Iran đã hình thành một nhận thức chung và lâu dần trở thành một "định kiến" về Iran.

Taxi - phim của đạo diễn Jafar Panahi giải Gấu Vàng Liên hoan phim quốc tế Berlin 2015

Trong cuộc hội thảo Kinh nghiệm thành công quốc tế của điện ảnh Iran, tại HANIFF 2018, nhà làm phim Mohammad Attebbai đã đính chính thông tin trong cuốn catalogue giới thiệu phim dự thi do ban tổ chức HANIFF cung cấp.

Cuốn catalogue đã giới thiệu: "Iran là một quốc gia nhỏ ở Trung Đông, không chỉ nổi tiếng là một phần không gian của bộ truyện cổ tích Ngàn lẻ một đêm..."

"Tôi xin đính chính chúng tôi là một đất nước có diện tích lớn, chúng tôi có truyện cổ Ba Tư. Thỉnh thoảng vẫn có người nhầm lẫn Iran là Iraq và là một phần của thế giới Ả Rập. Tuyệt đối không phải như thế", ông Mohammad Attebbai nói.

Iran có nền tảng kinh tế vững vàng, với GDP đứng thứ hai ở Trung Đông. Điện ảnh của Iran rất được quan tâm để phát triển, chứ không khó khăn như giới điện ảnh Việt vẫn nghĩ.

Bao giờ người Việt hết hiểu lầm về điện ảnh Iran? - Ảnh 3.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho biết khi còn là sinh viên Đại học Sân khấu - Điện ảnh chị luôn ngưỡng vọng điện ảnh Iran - Ảnh: NGỌC DIỆP

PGS.TS Đỗ Thu Hà, trưởng khoa Ấn Độ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, người từng có nhiều năm nghiên cứu về đất nước Iran cho biết:

"Châu Á có ba nền điện ảnh hàng đầu thì Ấn Độ xếp đầu tiên, Iran đứng thứ hai, sau đó mới đến Trung Quốc. Điện ảnh Nhật Bản và Hàn Quốc mà chúng ta vẫn ca ngợi còn xếp phía sau. Ở Việt Nam mọi người vẫn nghĩ điện ảnh Iran rất khó khăn. Nhưng thực tế, điện ảnh Iran rất phát triển, cả về phim thương mại lẫn phim nghệ thuật.

Với nền tảng văn hóa, khoa học, triết học sâu sắc, Iran không chỉ là một nền điện ảnh độc đáo mà còn rất tiến bộ. Nhiều người vẫn hiểu nhầm về quốc gia này, đơn cử tưởng phụ nữ ở quốc gia này bị trói buộc ghê gớm lắm. Hãy sang Iran mà xem, phụ nữ của họ rất mạnh mẽ, quyết liệt. Xem phim Iran sẽ thấy người phụ nữ có vai trò rất bình đẳng với chồng trong gia đình".

Hiện nay, một năm Iran sản xuất khoảng 150 phim/một năm (gấp gần bốn lần sản lượng của Việt Nam). Nhà nước Iran đầu tư cho cả phim thương mại và phim nghệ thuật, ngoài ra phim độc lập của Iran phát triển rất mạnh. Vào năm 1984, nhà nước Iran thành lập một Quỹ điện ảnh nhằm hỗ trợ sản xuất và phát hành phim, đặc biệt là đưa phim Iran đi tới các liên hoan phim quốc tế.

Bao giờ người Việt hết hiểu lầm về điện ảnh Iran? - Ảnh 4.

Iran đem bộ phim "The dark room" dự thi HANIFF 2018. Với đề tài ấu dâu không dễ làm, các nhà làm phim Iran đã thể hiện họ là những chuyên gia tâm lý xuất sắc khi có thể đi sâu phân tích từng ngóc ngách nội tâm của con người.

Nhà làm phim Mohammad Attebbai cho hay năm 1984, Iran đã gửi 300 bức thư tới các liên hoan phim quốc tế giới thiệu phim của Iran nhưng chỉ nhận được hồi âm từ hai liên hoan phim. Sau năm năm dốc toàn lực đưa phim ra nước ngoài, các liên hoan phim quốc tế đã mở cửa chào đón phim Iran.

Tính tới năm 2018, tổng số lần điện ảnh Iran tham gia các liên hoan phim quốc tế là 40.000 và mang về 4.000 giải thưởng quốc tế. Một con số ngoài sức tưởng tượng! Nhìn những con số này, có thể thấy tầm vóc của điện ảnh Iran.

Dù vấn đề kiểm duyệt khắt khe được chính các nhà làm phim Iran tham gia hội thảo xác nhận, nhưng khó có thể phủ nhận Iran vẫn có những chính sách hỗ trợ điện ảnh phát triển một cách thực chất.

Không có một nền điện ảnh bị kiềm chế nào có thể đạt 382 giải thưởng quốc tế năm 2015 và 516 giải thưởng quốc tế năm 2016 như Iran (con số do Cục Điện ảnh Việt Nam cung cấp).

Bao giờ người Việt hết hiểu lầm về điện ảnh Iran? - Ảnh 5.

Nhà làm phim Mohammad Attebbai cho biết điện ảnh là phương tiện giúp các quốc gia hiểu biết lẫn nhau, đồng thời cũng là thứ có khả năng tạo ra nhiều hiểu lầm nhất.- Ảnh: NGỌC DIỆP

"Thông qua các bộ phim chiến tranh của Việt Nam, hay các bộ phim người Mỹ làm về Việt Nam người ta có thể hiểu Việt Nam chỉ có chiến tranh, rừng rú. Hay phim người Mỹ làm về Iran khiến người ta nghĩ đất nước chúng tôi chỉ toàn lạc đà và sa mạc thôi.

Chúng tôi là một đất nước rộng lớn, có bốn mùa, người dân rất yêu mến văn hóa, nghệ thuật. Có thể nói ở Iran, ai cũng là nhà thơ, triết gia. Chúng tôi còn có nhiều người Iran sống ở nước ngoài là những nhà khoa học có nhiều đóng góp cho thế giới. Sự hiểu biết của chúng tôi về chính trị trên thế giới và các quốc gia khác rất toàn diện.

Cá nhân tôi và những nhà làm phim muốn người ta hiểu về Iran thực sự chứ không phải những hình ảnh rập khuôn, sáo mòn như các bộ phim họ đã làm về chúng tôi".

Nhà làm phim này đưa ra lời khuyên cho các nhà làm phim Việt Nam: Chỉ điện ảnh mới thay đổi được cách nhìn sáo mòn người ta áp đặt cho đất nước mình.

TTO - David Wenham, nam diễn viên người Úc, từng tham gia một số phim bom tấn của Mỹ đã xuất hiện tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2018 (HANIFF), diễn ra từ ngày 27 đến 31-10.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Justin Bieber mặc đồ nổi loạn đến mức bị đồn là nghiện

Chỉ cần nhìn kỹ những bức ảnh paparazzi gần đây ở Hollywood, khán giả sẽ có cảm giác như đang bị 'ném ngược' về giữa thập niên 2000. Thời kỳ mà các ngôi sao khi không làm việc, dường như chẳng mấy bận tâm đến stylist hay hình ảnh công chúng.

Justin Bieber mặc đồ nổi loạn đến mức bị đồn là nghiện

Bằng Kiều nhận xét: Hà Nhi có một giọng hát xoang bẩm sinh

Tại sự kiện có nhiều giọng ca thực lực, Hà Nhi hát live bài mới và nói đàn chị Lệ Quyên hát hay hơn cô. Lệ Quyên 'cãi' và lôi cả anh cả Bằng Kiều vào cuộc.

Bằng Kiều nhận xét: Hà Nhi có một giọng hát xoang bẩm sinh

Bạo lực tàn khốc, tình dục bạo liệt hội đủ trong top 5 phim gây tranh cãi nhất lịch sử Cannes

Liên hoan phim Cannes từ lâu đã nổi tiếng với việc tôn vinh những tác phẩm điện ảnh táo bạo, mang đậm dấu ấn cá nhân và không ngại đụng chạm đến những chủ đề nhạy cảm.

Bạo lực tàn khốc, tình dục bạo liệt hội đủ trong top 5 phim gây tranh cãi nhất lịch sử Cannes

Làm phim tốn thời gian, cực như một con dòi, được gì?

Trong buổi họp báo ra mắt phim Mặt trời lạnh, đạo diễn Lê Hùng Phương bất ngờ công bố mình sẽ dừng làm phim cho đến khi nào cảm thấy hạnh phúc trở lại mới suy nghĩ tiếp.

Làm phim tốn thời gian, cực như một con dòi, được gì?

Johnny Trí Nguyễn: Hậu duệ gia tộc lừng lẫy, chán điện ảnh và không tìm hạnh phúc riêng

Johnny Trí Nguyễn là hậu duệ gia tộc võ thuật và nghệ thuật lừng lẫy. Anh trò chuyện với Tuổi Trẻ về tám năm vắng bóng điện ảnh và không còn tìm kiếm hạnh phúc gia đình riêng.

Johnny Trí Nguyễn: Hậu duệ gia tộc lừng lẫy, chán điện ảnh và không tìm hạnh phúc riêng

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt, phim Chốt đơn thiệt hại nhiều nhất?

Một số tin tức nổi bật: Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: phim Chốt đơn bị thiệt hại nhiều nhất?; Hạnh phúc bị đánh cắp kết thúc ở tập 85; Giám khảo Vietnam Next top model 2025 nói 'mày, tao'; Cầu thủ nữ gốc Việt diện áo dài nhà thiết kế Thái Nguyễn.

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt, phim Chốt đơn thiệt hại nhiều nhất?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar