07/08/2017 01:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bao giờ mới hết trừng phạt Triều Tiên?

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Lệnh trừng phạt mới nhắm vào Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 6-8 khiến nhiều người ngán ngẩm. Đây đã là lệnh trừng phạt thứ 7 kể từ năm 2006.

Hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xuất hiện tại nơi công cộng ở Nhật Bản sau vụ thử tên lửa thành công hồi tháng 7 - Ảnh: Reuters

“Chúng ta đừng nên tự huyễn hoặc mình rằng đã giải quyết được vấn đề Triều Tiên. Mối đe dọa đó vẫn tiếp tục đeo bám nhân loại và ngày càng trở nên nguy hiểm

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley cảnh báo Hội đồng Bảo an ngày 5-8

11 năm, 7 lệnh trừng phạt “cứng rắn chưa từng có” và Triều Tiên đang ngày tiến gần hơn tới việc sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vươn tới Mỹ.

Lệnh trừng phạt đầu tiên của Liên Hiệp Quốc là vào năm 2006, sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên. Hành động lần này của Liên Hiệp Quốc là sự phản ứng trước các vụ thử ICBM của Bình Nhưỡng trong tháng 7-2017.

Ai cứng rắn hơn ai?

Lệnh trừng phạt do Mỹ đề xuất lần này nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của 15 nước thành viên trong Hội đồng Bảo an, bao gồm cả Trung Quốc, một trong năm nước thường trực có quyền phủ quyết.

Nghị quyết 2371 (2017) của Hội đồng Bảo an đánh trực tiếp vào lĩnh vực xuất khẩu, kiều hối và đầu tư của Triều Tiên.

Cụ thể, Bình Nhưỡng bị cấm xuất khẩu than, sắt, quặng sắt, chì, quặng chì và hải sản. Nó cũng cấm các quốc gia tăng số lượng lao động Triều Tiên so với hiện tại, cấm các liên doanh mới với Bình Nhưỡng và bất kỳ khoản đầu tư nào vào các liên doanh hiện hữu.

Trong vòng 90 ngày, các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm báo cáo lên cơ quan này mức độ thực thi nghị quyết trừng phạt.

Giới quan sát nhận định lệnh trừng phạt lần này là một bước đi cứng rắn, có thể khiến thị trường xuất khẩu và giá trị xuất khẩu 3 tỉ USD/năm của Bình Nhưỡng teo nhỏ.

Nghị quyết lần này cũng cho thấy sự quyết tâm của Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh bước đi của Hội đồng Bảo an. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley thừa nhận để đi được tới kết quả cuối cùng như vậy là cả “một quá trình đàm phán gay gắt”.

“Tôi nghĩ phía Trung Quốc đã nhận ra quyết tâm đẩy vấn đề của Mỹ, nhưng họ đã hồi đáp và chúng tôi đánh giá cao cách họ hợp tác với Mỹ trong cuộc đàm phán lần này” - Reuters dẫn lời bà Haley cho biết.

Trừng phạt! Rồi sao nữa?

Trên thực tế, việc cấm xuất khẩu không mới, điểm đáng chú ý nhất nằm ở chuyện cấm tiệt tăng lao động và liên doanh với Triều Tiên.

Hội đồng Bảo an đã tạo lợi thế rất lớn cho Washington trong các vấn đề liên quan tới Triều Tiên sau này bằng nghị quyết 2371.

Một nhà bình luận cảnh báo không loại trừ khả năng Washington sẽ đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào bất kỳ nước nào nếu phát hiện có quan hệ làm ăn với Triều Tiên.

Đó là điểm mới và còn hàng tá những vấn đề tồn đọng chưa thể giải quyết xung quanh bán đảo Triều Tiên.

Các cuộc tập trận thường niên Mỹ - Hàn Quốc vẫn được tiến hành, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ vẫn hiện diện tại Hàn Quốc bất chấp những phản ứng của Trung Quốc và Triều Tiên.

Ngay sau khi nghị quyết được thông qua, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Lưu Kết Nhất đã kêu gọi Washington hoãn việc triển khai THAAD và dỡ bỏ tất cả các thành phần liên quan tại Hàn Quốc.

Khi được hỏi về áp lực đàm phán của Mỹ, ông Lưu không trả lời mà chỉ nói chung chung: “Bắc Kinh phản đối bất kỳ lệnh trừng phạt đơn phương nào bên ngoài khuôn khổ thống nhất là các nghị quyết của Hội đồng Bảo an”.

Trung Quốc là quốc gia thân cận và là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên. Hơn 80% giá trị xuất khẩu của Bình Nhưỡng là sang Trung Quốc, bao gồm những mặt hàng vừa bị cấm.

Một ngân hàng và một công ty Trung Quốc đã bị Mỹ trừng phạt vì nghi có giao dịch tài chính giúp Triều Tiên.

Nói như một nhà quan sát, câu trả lời của đại sứ Lưu đã chuyển một thông điệp mang tính đánh tiếng trước với Mỹ: Trung Quốc sẽ phản ứng nếu Mỹ tiếp tục đơn phương trừng phạt các công ty của nước này dưới cáo bu ộc làm ăn với Triều Tiên.

Việc trừng phạt các thực thể vi phạm nghị quyết phải do Hội đồng Bảo an tiến hành, nơi mà Trung Quốc đã cầm chắc một phiếu phủ quyết.

Triều Tiên kiếm được bao nhiêu từ xuất khẩu?

Hãng tin Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc ước tính Bình Nhưỡng có thể thu về tới 251 triệu USD từ xuất khẩu sắt và quặng sắt trong năm 2017, 113 triệu USD từ chì và quặng chì và hơn 295 triệu USD từ hải sản.

Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc năm 2015, khoảng 50.000 lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài và gửi về nước khoảng 1,2-2,3 tỉ USD mỗi năm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar