06/04/2015 10:16 GMT+7

​Bao giờ con mới được về?

MINH PHƯỢNG
MINH PHƯỢNG

TT - “Mẹ ơi sao con không khỏe như các bạn? Con chỉ xin ông trời cho con được khỏe để được về nhà” - cách nói chuyện “người lớn” ấy là của cô bé mới 9 tuổi Trần Thị Thúy Kiều.

Bé Kiều nằm trên giường bệnh - Ảnh: M.Phượng

Căn bệnh lupus đỏ hệ thống đang phá hủy dần cơ thể mỏng manh của bé. Trong phòng cấp cứu của khoa thận - nội tiết Bệnh viện Nhi Đồng II (TP.HCM), Kiều nằm đấy, yếu ớt. Gương mặt vốn dễ thương đang tái nhợt đi. Bé cố mím chặt môi, vật lộn với cơn đau.

Khó khăn lắm, mẹ bé - chị Nguyễn Thị Hiền (ngụ TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) - mới bón cho con được vài muỗng cháo. Chị chưa kịp quay lưng bé đã nôn thốc nôn tháo. Vội vàng cầm thau hứng, một tay chị vỗ nhẹ vào lưng con: “Thôi nha con!”. Bé lắc đầu, rồi lại tiếp tục ói ra mật xanh mật vàng...

Hơn ba tháng nằm ở phòng cấp cứu, bệnh tật biến cô bé 9 tuổi giờ chỉ còn 15kg, tay chân khẳng khiu, da bọc xương. Mỗi bữa bé chỉ ăn được vài muỗng cháo.

“Hai năm trước, trên người bé nổi những vết mẩn đỏ, chỉ va chạm nhẹ là bầm tím. Những ngày đầu, bác sĩ nói bé bị giảm tiểu cầu. Rồi bệnh trở nặng, bé nhập viện mới biết mắc bệnh này” - chị Hiền nhớ lại.

Bệnh làm sức khỏe bé thay đổi mỗi ngày. Mới hôm trước bé còn ngồi dậy mở truyện ra đọc, ngoan ngoãn chào hỏi khi có người đến thăm. Hôm sau bé đã sốt cao, chẳng buồn nói năng. Nhìn con, chị Hiền se sắt cả lòng.

Gương mặt căng thẳng, âu lo của chị chỉ giãn ra đôi chút khi kể: “Kiều là bé thứ hai trong nhà. Bé đang học lớp 3, học giỏi lắm, ba năm đều học sinh giỏi. Đợt trước đi bệnh viện hơn một tháng về, bé vẫn được học sinh giỏi”. Rồi chị bỗng nghèn nghẹn: “Hơn ba tháng nay bé nằm viện, phải xin cô giáo nghỉ học rồi”.

Vậy là giờ đây, bốn thành viên trong gia đình đã chia ba nơi. Chồng chị là thượng úy Trần Thế Anh, đang công tác tại lữ đoàn 146 - Vùng 4 hải quân (TP Cam Ranh). “Anh ở đơn vị miết, ít về nhà. Anh đi công tác tháng mới về một lần.

Cũng có lần tăng cường thì ba tháng - chị Hiền kể - Con gái bệnh nhưng anh chỉ vào Sài Gòn thăm con được một lần, đấy là dịp tết vừa qua”. Rồi chị rưng rưng: “Thương con bé lớn thui thủi một mình. Cháu học lớp 10. Bây giờ tự ở nhà, tự nấu cơm, tự đi học...”.

Khi ở quê chị Hiền buôn bán ngoài chợ, dành dụm được ít tiền, mấy lần đưa con đi bệnh viện là hết. “Bây giờ, chi phí điều trị một tháng của bé lên đến 30 triệu đồng, chưa tính tiền thuốc” - chị cho biết. Chăm con, đến bữa chị đi xin cơm từ thiện ăn. Quá mệt, chị chỉ trệu trạo nhai từng hột cơm, nuốt không trôi, nhưng nhớ lời con gái lớn: “Mẹ cố ăn vào để chăm em”, chị lại gắng gượng...

MINH PHƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar