18/04/2013 11:00 GMT+7

Bao giờ bệnh viện là "ngôi nhà mơ ước"?

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - Siết chuyển viện, giảm quá tải... hàng loạt biện pháp được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết sẽ thực hiện nhằm giải quyết tình trạng "bệnh viện như trại tị nạn" hiện nay đã thu hút rất nhiều ý kiến của bạn đọc.

Phóng to
Bé Võ Văn Thái (3 tuổi) cùng gia đình ở dưới gầm giường chờ điều trị ung thư phổi ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ

Về việc bà Kim Tiến giải thích khi người bệnh không có niềm tin với y tế tuyến dưới, dẫn tới tình trạng quá tải ở tuyến trên, bạn đọc thuyentrang52@.. mổ xẻ: Nhiều khi người bệnh nặng, tuyến dưới cũng không chịu cho chuyển viện nên người bệnh phải tự vượt tuyến chuyển viện. Rất nhiều bác sĩ tuyến dưới thờ ơ với bệnh nhân nên ít khi người bệnh muốn khám ở tuyến dưới.

Bạn đọc lienhe@... thẳng thắn chỉ ra vấn đề: Tuyến dưới phải nâng cao chất lượng. Phải nâng cao thì người nhà bệnh nhân mới yên tâm giao tính mạng bệnh nhân cho BV tuyến cơ sở.

Cùng chung quan điểm là ý kiến của bạn đọc lucky_lvg@...: Chỉ cần nâng chất lượng dịch vụ và khả năng điều trị của các bệnh viện tuyến dưới là giải quyết được vấn đề. Còn thủ tục ký quyết định chuyển viện gì đó cũng không giải quyết được vấn đề. Người dân cũng tự chuyển viện mà thôi!

Bạn đọc vanthanhlava@... cũng cho rằng cái gốc của vấn đề chính là chất lượng khám chữa bệnh của tuyến dưới: "Bây giờ đi khám bệnh, xét nghiệm bệnh, tâm lý của người dân là không yên tâm vào bệnh viện tuyến dưới. Điều này cũng đúng vì năng lực trình độ của bệnh viện tuyến dưới còn nhiều bất cập. Chính vì lý do này mà người ta tìm đến một nơi làm người ta yên tâm là có cơ sở rõ ràng. Khi đi chẩn đoán bệnh thì không ai dại gì tìm tới một nơi mà người ta không yên tâm. Cần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của tuyến dưới".

Cụ thể, bạn đọc khoa_hoangkhoa@... nêu giải pháp: Tuyển bác sĩ giỏi, nâng cấp trang thiết bị về tuyến dưới, phân bố lương cán bộ nhân viên giữa các bệnh viện lớn và nhỏ không quá chênh nhau... Không gây khó khăn, phân biệt và giảm thủ tục rườm rà đối với BHYT tại các bệnh viện. Tôi nghĩ đây sẽ là cách giảm tải tại các bệnh viện tuyến trên và BHYT sẽ đến được rất nhiều người dân.

Bạn đọc titione2010@ cũng góp các hướng giải quyết: Vấn đề là người dân cảm thấy bất an khi điều trị tại BV tuyến dưới do rất nhiều nguyên nhân, trong đó trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất và trang thiết bị còn rất yếu kém, chưa kể đến vấn đề y đức. Chính phủ và Bộ Y tế phải có kế hoạch đầu tư nâng cấp cơ sở song song với việc luân chuyển các bác sĩ giữa tuyến trên và tuyến dưới. Thường xuyên mở các đợt tập huấn, hội thảo trao đổi trình độ chuyên môn cho các BV tuyến dưới. Trước mắt có thể thực hiện việc khám chữa bệnh đăng ký qua website, tổng đài tại BV tuyến dưới với danh sách các bác sĩ chuyên môn tại tuyến trên và phải trả một mức phí tương xứng cho dịch vụ này. Như thế, có thể giảm tải tại BV tuyến trên và giúp cho bệnh nhân có tâm lý quen dần điều trị tại tuyến dưới.

Góp ý về việc Bộ Y tế sẽ ban hành quy định về chuyển tuyến bệnh viện vào tháng 6 tới, bạn đọc lephuochanh@... cho rằng: quy định này phải bảo đảm quyền lựa chọn của bệnh nhân. Theo đó: "Bộ trưởng ký quy định chuyển tuyến bệnh viện phải theo hướng mở chứ không phải là rào cản việc chạy chữa của người dân", bởi "...đã có trường hợp bệnh nhân tử vong do BS tuyến dưới không chịu cho chuyển lên tuyến trên để chữa trị. Việc của mình, bệnh tình của mình thì mình lo chứ chờ đến khi người ta lo cho thì trở nên nặng rồi".

Bạn đọc hanguyen200958@... phân tích: "Việc hạn chế chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên bằng biện pháp không thanh toán tiền bảo hiểm xã hội cũng chưa phải giải quyết tận gốc, có khi đẩy người nghèo vào khó khăn hơn. Thực tế người có thu nhập cao chủ yếu là trị cho được bệnh chứ đâu phải vì được thanh toán BHXH, hạn chế người dân chứ đâu có hạn chế cán bộ công chức, nhất là những người có chức vụ lãnh đạo".

Bạn đọc Nguyễn Văn Khuân (laveco_vietnam@...) cảm thán: Hãy để bệnh nhân tự cứu lấy mình khi chất lượng khám và chữa bệnh tuyến dưới hiện còn nhiều bất cập. Nhà nước nên quan tâm về việc đầu tư, nâng cấp các bệnh viện (kể cả vật chất và đội ngũ y, bác sĩ) để các bệnh viện không còn là trại tị nạn mà trở thành một ngôi nhà hạnh phúc cho các bệnh nhân

Bạn đọc titione2010@ chốt vấn đề: "Bộ Y tế cần giải quyết vấn đề một cách có tầm và có tâm thấu hiểu và lo cho dân như chính người nhà của mình, không thể đơn giản khiên cưỡng bằng giải pháp hành chánh ký quyết định là xong việc".

Mời xem thêm:

TTO tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

Nhóm ba nam sinh ra khu vực đập nước ở Nghệ An chơi thì không may bị đuối nước. Lực lượng cứu hộ chỉ cứu được một em, hai em chết đuối.

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Nước từ hệ thống nước sạch ở xã Đăk Hà, Quảng Ngãi cấp cho người dân có hôm sạch trong, có bữa đục ngầu, bữa khác nổi bọt… khiến người dân lo lắng.

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Nhà máy xử lý rác duy nhất của tỉnh Cà Mau vẫn đóng cửa do vướng thủ tục về đơn giá, địa phương phải triển khai hệ thống chôn rác tạm thời để tránh nguy cơ ùn ứ rác diện rộng.

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước khi chơi ở nhà cậu đã được các chiến sĩ cảnh sát giải cứu thành công.

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43

Người dân thành phố Đà Nẵng đăng ký biển số xe mới khi bấm ngẫu nhiên có thể được cấp biển 43 hoặc 92.

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar