02/01/2023 12:35 GMT+7

Báo động tai nạn do trẻ tự chế pháo nổ tăng cao

Các bác sĩ nhận định đặc điểm chung của các vụ nổ pháo trên là trẻ muốn khám phá, tự tìm mua nguyên liệu trên mạng xã hội và tìm các video hướng dẫn để thực hiện...

Báo động tai nạn do trẻ tự chế pháo nổ tăng cao - Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám sau phẫu thuật cho bệnh nhân gặp tai nạn do pháo nổ - Ảnh: BVCC

Các clip hướng dẫn làm pháo nổ hay còn gọi là "pháo cối" rất nguy hiểm. Điều này khiến nhiều trẻ bị tai nạn vì pháo tự chế tăng cao, có trẻ bị chấn thương nghiêm trọng, thậm chí không ít trường hợp tử vong.

Dễ dàng mua - bán

Chỉ cần gõ "Cách tạo chế pháo nổ", "Nguyên liệu làm pháo" trên các trang mạng xã hội như: Facebook, TikTok, sàn thương mại điện tử..., nhận được hàng loạt các kết quả hướng dẫn làm pháo nổ, rao bán công khai nguyên liệu làm pháo.

Trên một trang thương mại điện tử H.T. rao bán "bột than xoan mịn" có công dụng chuyên sử dụng để bón rau. Tuy nhiên, khi liên hệ vào số điện thoại trang này, một nữ nhân viên cho chúng tôi biết loại bột than này có thể dùng để chế tạo pháo, tạo ra tiếng nổ rất lớn.

Dù giới thiệu là dùng để tưới rau tốt tươi, nhưng thực chất có nhiều công dụng trong đó có cả chế pháo nổ. Nữ nhân viên này cho chúng tôi biết giá là 45.000 đồng/kg, muốn mua bao nhiêu có bấy nhiêu.

Trên mạng xã hội TikTok có hàng trăm clip hướng dẫn làm pháo nổ bằng các nguyên liệu như kaliclorat (KCL03), lưu huỳnh, hộp diêm, quẹt lửa... hứa hẹn tạo ra những tiếng nổ lớn.

Đặc biệt, mạng xã hội YouTube có hàng trăm clip hướng dẫn làm pháo nổ hay còn gọi là "pháo cối". Thậm chí nhiều nơi còn bán cả "combo" kèm theo hướng dẫn tỉ mỉ để người mua dễ dàng thực hiện.

Tai nạn thương tâm vì pháo tự chế

Mới đây ngày 27-12-2022, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) đã tiếp nhận điều trị bệnh nhi N.M.T. (12 tuổi, ngụ Đắk Lắk) nhập viện trong tình trạng thương tích ở mặt, mắt, ngực, tay... do pháo nổ. Hiện bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch.

Theo thông tin từ gia đình, ngày 25-12, em T. và ba người bạn gần nhà đặt mua nguyên liệu trên mạng rồi cùng chế tạo pháo.

Hậu quả, pháo nổ khiến hai em trong nhóm tử vong, một em đang tiếp tục điều trị tại bệnh viện tuyến dưới, còn T. thì được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2.

Em đã được các bác sĩ tầm soát các thương tổn, phẫu thuật cắt lọc vết thương, lấy dị vật, khâu vết thương và điều trị bỏng mắt. Bệnh nhi được điều trị tích cực, hiện đã tạm qua cơn nguy kịch, tình trạng dần ổn định.

Trước đó, bệnh viện cũng điều trị cho một số trẻ em bị tai nạn tương tự. Trong đó, có một thiếu niên nam 15 tuổi (ngụ Bình Thuận) bị tai nạn trong lúc tự chế pháo, vĩnh viễn mất đi ba ngón tay (ngón 2, 3, 4) ở bàn tay phải, kèm vết thương rất nặng ở lòng bàn tay.

Trường hợp khác 14 tuổi (ngụ Bình Phước) đã bỏ lưu huỳnh vào máy xay sinh tố khiến máy bị cháy và làm em phỏng nặng. Tuy các em được cứu chữa nhưng đều để lại di chứng suốt đời.

Tương tự, tại Hà Nội liên tiếp những vụ tai nạn do sử dụng pháo nổ tự chế hoặc tự chế pháo nổ theo hướng dẫn trên mạng để chơi.

Bệnh nhân nam 15 tuổi (trú tại Nam Định) vừa cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 trong tình trạng nát bàn tay phải, gãy đốt một ngón tay phải, bờ nham nhở, lộ cân cơ do pháo.

Các bác sĩ nhận định đặc điểm chung của các vụ nổ pháo trên là trẻ muốn khám phá, tự tìm mua nguyên liệu trên mạng xã hội và tìm các video hướng dẫn để thực hiện.

ThS - bác sĩ Nguyễn Điện Thanh Hiệp - Viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 - cho biết: "Pháo phát nổ có thể gây chấn thương phần mềm, rách da. Hội chứng sóng nổ gây đa chấn thương sọ não, ngực, bụng, gãy xương tay chân... Các chấn thương do pháo thường tùy thuộc vào lượng nổ và tính chất quả pháo".

Theo bác sĩ CKI Nguyễn Hiền - khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), gia đình và nhà trường cần quan tâm và tăng cường giáo dục hơn nữa để trẻ nhận thức được hành vi tự chế pháo là vi phạm pháp luật. Nguy hiểm hơn, hành vi này đe dọa đến tính mạng của bản thân và những người xung quanh.

Tổn thương đa cơ quan do pháo

Theo các bác sĩ, pháo tự chế gây nổ không chỉ gây phỏng, chấn thương phần mềm mà còn nguy hại đến hệ hô hấp, tổn thương mắt. Trong trường hợp lượng pháo nổ không lớn vẫn có thể nhiễm độc khói hóa chất, đặc biệt đối với người có tiền sử bệnh hen suyễn, hô hấp.

Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho hay sức ép của vụ nổ pháo có thể xé toang nhãn cầu, làm thoát dịch và mô nội nhãn ra ngoài. Nếu vỏ bọc nhãn cầu còn nguyên vẹn thì sức ép, xung chấn cũng sẽ gây tổn thương các môi trường nội nhãn như phù giác mạc, chảy máu trong, sa lệch thể thủy tinh, rách võng mạc...

Đặc biệt, dị vật chui vào trong mắt sẽ gây hủy hoại các mô mắt, là nguồn nhiễm trùng và viêm nhiễm dai dẳng, đau đớn kéo dài đến vài năm cho nạn nhân.

4 trẻ nghi nghịch pháo nổ, 1 em tử vong

Một lãnh đạo UBND huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ nổ nghi do 4 trẻ em nghịch pháo, 1 em không may tử vong.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar